Steve Jobs từng kể một câu chuyện về việc lần đầu tiên ông có cảm hứng rằng máy tính có thể làm được gì. Ông nói rằng có một lần khi còn nhỏ, ông đang đọc tạp chí khoa học thì thấy một bài viết đề cập đến chuyện đánh giá thú vật thông qua hiệu quả trong cách di chuyển của chúng. Ở đầu danh sách là con báo và chim ưng, còn ở tuốt cuối bảng là con người - di chuyển khá chậm với hai chân. Nhưng rồi Jobs nhận thấy vẫn còn một danh sách nữa trong tạp chí, đó là nếu so sánh khả năng đạp xe của người với thú thì con người sẽ nhảy lên hàng đầu. Thế rồi anh chàng Jobs trẻ tuổi bỗng nhận ra sức mạnh của những cỗ máy, của những công cụ hỗ trợ.

Sau đó, Jobs cũng đã nói rằng máy tính chính là "chiếc xe đạp dành cho trí óc", một công cụ giúp chúng ta làm việc nhanh hơn và hiệu quả hơn bao giờ hết. Và nếu hỏi (Đăng nhập hoặc đăng ký để thấy link)
đã giúp ích phần nào cho "chiếc xe đạp" đó thì có lẽ câu trả lời sẽ là ghi-đông và pê-đan. Đây là hai điểm tiếp xúc giữa người với máy.

Hơn 40 năm sau đó, công ty mà Steve Jobs gầy dựng đã trở thành tập đoàn công nghệ khổng lồ với trị giá lên tới 470 tỉ USD. Apple đã đạt được điều đó bằng cách liên tục cải tiến những phương thức giúp con người sử dụng máy tính, bằng cách chọn ra những công nghệ tốt nhất rồi hoàn thiện chúng thông qua việc thiết kế phần mềm và phần cứng.

Những năm 1980, đó là con chuột - được sáng chế bởi PARC và phổ biến bởi Apple. Đi kèm với giao diện đồ họa người dùng, nó giúp máy tính đi vào từng gia đình và thay đổi cuộc sống của toàn nhân loại.

Những năm 2000, đó là clickwheel. Chiếc bánh xe này đã kết hợp với phần mềm đơn giản của iPod để tạo nên một cơn sốt trong làng máy nghe nhạc kĩ thuật số di động.

Rồi tới năm 2007, iPhone xuất hiện với màn hình cảm ứng tuyệt vời. Màn hình cảm ứng của iPhone lúc đó tốt hơn bất kì chiếc smartphone nào đang có trên thị trường, và tất nhiên vượt trội hoàn toàn so với các màn hình cảm ứng đang được ứng dụng vào trụ ATM hay các ki-ốt bán hàng. Cùng với iOS, iPhone đã đưa smartphone sang một kỉ nguyên mới thông minh hơn và dễ dùng hơn.

Rồi trong 5 năm kế tiếp, Apple tiếp tục lặp lại quy trình này. Họ đã cải tiến cách tương tác giữa người với máy và trình làng "cô trợ lý ảo" Siri hồi năm 2011. Siri được thiết kế để giúp người dùng tương tác với điện thoại một cách đơn giản thông qua giọng nói cũng như các câu đối thoại rất tự nhiên. Người dùng không cần phải nhớ cấu trúc lệnh phức tạp nào, chỉ việc nói với Siri những gì họ cần mà thôi.

Tuy nhiên, khác với chuột, clickwheel hay màn hình cảm ứng điện dung - hay pê-đan xe đạp. Siri không hoạt động 100% khi người dùng cần. Thực chất thì theo Gene Munster, một nhà phân tích chuyên về Apple của công ty Pipar Jaffray, thì Siri chỉ hoạt động khoảng 79% trong tổng số những lần người ta cần đến "cô trợ lý" này.

Steven Sinofsky, từng là quan chức dẫn đầu việc phát triển Windows 7 tại Microsoft, nói trên blog của mình rằng một nguyên lý thiết kế UX tổng quan đó là nếu bạn muốn đưa một tính năng gì đó đến người dùng, bạn phải đảm bảo rằng nó chạy 100%. "Nếu không, nhiều khả năng khách hàng sẽ chỉ nhớ đến những trải nghiệm tiêu cực của một tính năng thực sự rất tối tân". Bạn có thể tưởng tượng rằng iPhone sẽ ra sao nếu màn hình cảm ứng chỉ chạy 79% thời gian bạn cần? Hay iPod sẽ như thế nào nếu clickwheel chỉ chạy 79% thời gian, 21% còn lại là vô dụng? Sẽ chẳng có ai mua iPhone và iPod cả, và sẽ không có Apple như ngày hôm nay.



Lý do mà nhiều người cảm thấy có vẻ như Apple đã dừng việc cách tân lại là vì lần cuối Apple thực hiện điều mình giỏi nhất - hoàn thiện một công nghệ giúp con người tương tác với máy - hãng đã bị thất bại. Siri không thật hoàn hảo, không đủ chất lượng "100%" như những gì iPhone, iPod hay xe đạp có thể làm được. Và sự thất bại này chỉ diễn ra cách đây mới 2 năm rưỡi mà thôi. Trong khi đó, lần cuối cùng mà hãng gây được tiếng vang lớn thì đã cách đây 7 năm khi ra mắt iPhone.

Và Siri được giới thiệu vào ngày 4/10/2011, chỉ một ngày trước khi Steve Jobs mất. Có lẽ đến tận lúc qua đời, Jobs vẫn nghĩ rằng Siri sẽ là một công nghệ đột phá như những gì con chuột, clickwheel và màn hình cảm ứng điện dung có thể làm được. Chính vì thế mà ông mới nói với người ghi lại tiểu sử của mình rằng Apple cuối cùng cũng thành công trong mảng TV, tuy nhiên chiếc TV mang logo quả táo đến giờ vẫn chưa xuất hiện có lẽ một phần vì Siri chưa thật sự hoàn thiện để có thể giúp người dùng điều khiển TV của mình bằng giọng nói.

Một tin tốt dành cho các fan Apple, cho các cổ đông của công ty cũng như tất cả những ai thích "chiếc xe đạp dành cho trí óc", đó là hãng có thể sắp ra mắt một loại máy tính mới được xây dựng trên một hình dáng cũng hoàn toàn mới. (Đăng nhập hoặc đăng ký để thấy link)
.

Theo nhiều nguồn tin, (Đăng nhập hoặc đăng ký để thấy link)
sẽ sử dụng các cảm biến đặt ở nơi tiếp xúc giữa người dùng với thiết bị nhằm đo đạc nhiều thông số khác nhau như lượng đường trong máu, nhịp tim và nhiều thứ khác nữa. Mới đây Apple cũng đã (Đăng nhập hoặc đăng ký để thấy link)
để phát triển phần mềm và phần cứng cho phép một chiếc đồng hồ lắng nghe dòng máu chảy trong cơ thể người, từ đó dự đoán được khi nào thì người dùng sẽ lên cơn đau tim.



Và nếu iWatch hoạt động tốt và thường xuyên hơn Siri 21%, Apple sẽ lại một lần nữa thành công, lại một lần nữa tạo ra được "chiếc xe đạp" dẫn dắt người dùng đến với một kỉ nguyên mới của (Đăng nhập hoặc đăng ký để thấy link)
. Khi đó, hãng sẽ có thể cạnh tranh với Nike, Samsung, Sony, Google và nhiều công ty khác trong mảng wearable một cách mạnh mẽ tương tự những gì Apple đang làm trên thị trường smartphone và tablet. Hãy chờ xem liệu chúng ta có thấy lại một Apple với tính cách tân mạnh mẽ ngay trong năm nay hay không nhé..

Nguồn : tinhte.vn​