Trang Tampapay mới đây đã cho đăng tải câu chuyện về mánh khóe được đánh giá là “đơn giản nhưng... xuất sắc” của một thanh niên 24 tuổi có tên Sharron Laverne Parrish.

[IMG]http://*************/forum/attachments/img-1406716309-1-jpg.5337/?temp_hash=6b4de49c5b20392e610c7def62405a8d[/IMG]

Theo đó, bằng thủ thuật này, Parrish đã đánh lừa được các nhân viên làm việc trong chuỗi cửa hàng bán lẻ của Apple 42 lần với số vật phẩm mang tổng giá trị lên tới 300.000 USD. Được biết, chiêu trò trên đã được Parrish thực hiện từ tháng 12/2012 tại 16 bang khác nhau của Hoa Kì và tới nay mới bị phát hiện.

Cụ thể về "mánh khóe", Parrish sẽ tiếp cận cửa hàng Apple Store mục tiêu trong vai một người mua hàng bình thường bằng 4 thẻ ghi nợ khác nhau (tất cả chúng đã bị ngân hàng phát hành khóa). Dĩ nhiên, hệ thống thanh toán của Apple sẽ từ chối giao dịch. Parrish đánh lừa nhân viên Apple Store bằng cách giả vờ liên hệ với ngân hàng.

Lúc này Parrish thông báo cho Apple Store một mã số xác nhận giả. Mã số này thường được các đơn vị phát hành thẻ cấp cho khách hàng để ghi các khoản nợ vượt quá hạn mức giao dịch. Lỗ hổng trong hệ thống thanh toán nằm ở việc nếu dãy số này được nhập đúng, lệnh từ chối thanh toán sẽ được vô hiệu hóa.

[IMG]http://*************/forum/attachments/img-1406716309-2-jpg.5338/?temp_hash=6b4de49c5b20392e610c7def62405a8d[/IMG]

Tổn thất được cho là do chính nhân viên của Apple bởi họ đã hủy lệnh từ chối theo hướng dẫn của ngân hàng trước đó.

Trước đó, một công dân New Jersey 29 tuổi cũng sử dụng mánh khóe tương tự để lừa Victoria’s Secret, Banana Republic và một số hãng bán lẻ khác số tiền tổng cộng là 557.690 USD. Người này sau đó phải chịu mức án ba năm tù giam.

Trong các vụ việc nêu trên, các hãng bán lẻ là người phải chịu hoàn toàn trách nhiệm do thiếu thận trọng trong khâu xác nhận, điều này đồng nghĩa với việc Apple đã mất không 300.000 USD.

Nguồn:(Đăng nhập hoặc đăng ký để thấy link)