Đối với việc góp vốn để thành lập tổ chức kinh tế, pháp luật Việt Nam quy định đó là một trong những hình thức liên doanh, không chỉ nhà đầu tư Việt Nam được tham gia hình thức này mà nhà đầu tư nước ngoài cũng hoàn toàn có thể khi đáp ứng được những điều kiện theo quy định pháp luật Việt Nam. Trong bài viết dưới đây, Siglaw sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích về việc làm thế nào để thành lập công ty liên doanh có yếu tố nước ngoài.

Công ty liên doanh là gì?
Hiện nay vẫn chưa có khái niệm cụ thể hay chính xác về công ty liên doanh, hầu hết là định nghĩa được tạo tác từ nhiều tài liệu tham khảo. Do đó chúng ta có thể hiểu cơ bản là Công ty liên doanh là công ty do 2 bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc Chính phủ nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam; hoặc doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài.

Các nhà đầu tư nước ngoài (cá nhân hoặc tổ chức) có thể liên doanh theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp hoặc liên doanh với Việt Nam để thành lập công ty liên doanh có yếu tố nước ngoài (trong bài viết này tập trung vào việc thành lập công ty)

Thành lập công ty liên doanh có yếu tố nước ngoài
Thành lập công ty liên doanh có yếu tố nước ngoài
Một số đặc điểm của công ty liên doanh có yếu tố nước ngoài
Đây là hình thức đầu tư trực tiếp của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam để thành lập 1 doanh nghiệp mới.
Doanh nghiệp liên doanh có tư cách pháp nhân, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư
Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo mô hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên (điểm b Khoản 1 Điều 126 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP)
Được kinh doanh ngành nghề được pháp luật Việt Nam cho phép. Đối với nhà đầu tư nước ngoài cần lưu ý điều kiện tiếp cận thị trường trước khi đăng ký đầu tư.
Điều kiện thành lập công ty liên doanh có yếu tố nước ngoài
Với bất kì hình thức nào luôn có điều kiện riêng cho các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam. Một trong những yếu tố đó chính là xác định điều kiện tiếp cận thị trường. Khi thực hiện đầu tư vào những ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường hoặc tiếp cận thị trường có điều kiện, nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng và giải trình được những điều kiện sau:
Điều kiện về hình thức đầu tư
Điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế
Phạm vi hoạt động đầu tư
Điều kiện về năng lực của nhà đầu tư, đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư
Ngoài ra trước khi thành lập doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài cũng phải có dự án đầu tư, xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và cam kết thực hiện dự án theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Quy trình thành lập công ty liên doanh có yếu tố nước ngoài
Việc thành lập công ty liên doanh có yếu tố nước ngoài cũng tương tự thủ tục thành lập doanh nghiệp FDI, bao gồm các bước và hồ sơ như sau:

Bước 1: Xin chấp thuận chủ trương đầu tư nếu thuộc trường hợp cần xin chấp thuận chủ trương đầu tư từ Quốc Hội/ Thủ tướng Chính phủ hoặc Uỷ ban nhân dân

Bước 2: Đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nếu dự án nằm ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao nếu dự án nằm trong.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho thành lập công ty liên doanh có yếu tố nước ngoài:

Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư
Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư: CCCD/ Hộ chiếu đối với cá nhân; Giấy phép hoạt động với tổ chức
Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư như báo cáo tài chính, sao kê tài khoản ngân hàng,…
Đề xuất dự án đầu tư. Nếu trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư.
Bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đấy hoặc tài liệu khác xác định uyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư trong trường hợp dự án đầu tư như hợp đồng mượn địa điểm, hợp đồng thuê địa điểm…không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
Các nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có
Trong vòng 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký đầu tư sẽ xem xét cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư.

Bước 3: Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật doanh nghiệp. Ở đây đối với công ty liên doanh sẽ thực hiện hồ sơ như thành lập doanh nghiệp TNHH 2 thành viên trở lên:

Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp
Điều lệ công ty
Danh sách thành viên
Bản sao, bản dịch tài liệu pháp lý của người đại diện pháp luật, chủ sở hữu, thành viên, người đại diện phần vốn góp của tổ chức
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hợp lệ, nhà đầu tư sẽ được xem xét cấp GCN đăng ký doanh nghiệp.

Để được tư vấn cụ thể quý khách hàng vui lòng thể liên hệ với Công ty luật Siglaw để được giải đáp nhanh nhất và chi tiết nhất:
Xem thêm: Dịch vụ Thẻ tạm trú của công ty luật siglaw.