Táo bón là một tình trạng rối loạn thường gặp, trong đó việc đại tiện (phân) không ra được một cách dễ dàng hoặc ít thường xuyên. Các triệu chứng của tình trạng táo bón bao gồm hiện tượng như phân cứng, ráng rặn quá mức, không thể cho ra được chất phân hoặc cảm thấy như thể không đại tiện được hết hoàn toàn.

Như theo thực tế là bất kỳ ai cũng đã từng mắc bệnh táo bón một vài lần trong đời và bạn cũng đừng nên quá lo lắng khi mình đang mắc táo bón. Tuy nhiên, táo bón liên quan nhiều đến chế độ ăn uống và sinh hoạt. Nếu bạn không chủ động thay đổi, táo bón sẽ “đeo bám” theo bạn “chẳng rời”, tình trạng đó gọi là táo bón mãn tính. Bị bệnh táo bón kéo dài sẽ nguy hiểm nhiều hơn bạn tưởng nếu không có giải pháp điều trị táo bón đúng đắn.


Khi táo bón không được điều trị kịp thời, nó sẽ gây ra những mối nguy lớn với hệ thống tiêu hóa hoặc “nuôi dưỡng” những căn bệnh khác theo sau:

NỨC KẼ HẬU MÔN: phân cứng chắc và “rặn mạnh” trong lúc đi ngoài có thể sẽ làm vùng trực tràng và hậu môn xuất hiện những vết xước nhỏ. Bạn sẽ thấy chảy máu và đau suốt thời gian ngồi toilet. Phân thường lẫn máu tươi và có thể gây ngứa ngáy vùng hậu môn. Những vết thương này sẽ lành trong vòng 1-2 tuần nếu tình trạng táo bón được “giải quyết”.

⇒ Lời khuyên: Trước khi cần phải điều trị táo bón, song với đó, bạn có thể sẽ phải cần một loại thuốc bôi để giảm đau và kích ứng nếu vết thương không lành.


PHÂN BỊ NÉN CHẶT: không thể đi ngoài trong thời gian dài khiến phân tại trực tràng bị nén chặt bên trong ruột. Đây là tình trạng rất nguy hiểm có thể gây tắc ruột. Khi không được điều trị có thể gây nhiều mối nguy cho sức khỏe hệ tiêu hóa với các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, buồn nôn và nôn. Ngoài ra, phân bị giữ lại lâu sẽ phá hủy hệ « sinh thái » tự nhiên của đường ruột, làm gia tăng hại khuẩn và độc tố đường ruột. Chất thải chứa nhiều độc tố bị « tàng trữ » quá lâu có nguy cơ « hấp thụ » ngược gây mệt mỏi, lờ đờ, thiếu tỉnh táo và « khó ở » cho người bệnh.



⇒ Điều trị: Thuốc nhuận tràng có thể sẽ không có tác dụng nhanh, do đó, bạn có thể sẽ được chỉ định thuốc xổ để chấm dứt nhanh tình trạng « ùng ứ » tại trực tràng. Nếu bệnh quá nghiêm trọng, có thể bạn sẽ phải phẫu thuật để lấy phân ra ngoài.

SÓN PHÂN: són phân là tình trạng bất ngờ rỉ ra chất lỏng hay phân đặc. Hiện tượng này có thể là do ruột (chỗ chứa phân) đang bị quá đầy dẫn đến sự mất kiểm soát các cử động của ruột. Táo bón kéo dài gây áp lực lên thành ruột và làm yếu các cơ trực tràng và thậm chí tổn thương các dây thần kinh. Ngoài ra, phân cứng và bị “ùng tắc” trong trực tràng sẽ “kéo cao” lên ruột, các chất lỏng đường tiêu hóa sẽ di chuyển qua kẽ hở giữa các khối phân thô cứng để đi ra ngoài. Trung tiện (đánh rắm) một cách không làm chủ được, thường được xem là bằng chứng của tình trạng không cầm giữ được phân.



⇒ Lời khuyên: Đối với tình trạng yếu cơ sẽ cần phải có các bài tập để phục hồi lại chức năng của ruột và hậu môn. Các thuốc nhuận trạng sẽ được sử dụng để “ngắt” ngay tình trạng táo bón của bạn

SA TRỰC TRÀNG: sa trực tràng là tình trạng xảy ra khi tình trạng ráng rặn lâu ngày khiến một phần nhỏ của thành ruột bị đẩy ra khỏi hậu môn. Hậu môn là một vòng cơ mở ra và đóng vào khi chúng ta đẩy phân ra. Bạn sẽ thấy đau bụng dưới, có thế có chảy máu và sờ thấy phần trực tràng sa ra ngoài.

⇒ Điều trị: Điều trị sa trực tràng phụ thuộc vào tình trạng của bệnh. Nếu sa trực tràng ở gia đoạn đầu (nhẹ) bệnh có thể tự khỏi bằng cách loại bỏ nguyên nhân táo bón, trực trạng sẽ tự thu lại. Nếu bệnh ở mức độ nặng, có thể bạn sẽ cần phải phẫu thuật.



BỆNH TRĨ: bệnh táo bón là nguyên nhân hàng đầu gây ra vấn đề trĩ. Khi mắc táo bón, phân khô và cứng làm thời gian đi ngoài kéo dài, lực cơ thể sinh ra để tống phân cũng lớn hơn sẽ làm sưng phòng các tĩnh mạch vùng hậu môn, lâu dần hình thành búi trĩ. Bệnh trĩ gây đau đớn và hẹp trực tràng càng làm tình trạng tống phân khó khăn và người mắc bệnh càng nhịn vì sợ đau đớn khi đi ngoài, làm bệnh táo bón thêm trầm trọng.

⇒ Điều trị: chữa trị bệnh trĩ tùy thuộc rất nhiều vào mức độ bệnh và quan trọng hơn hết là trị dứt điểm táo bón. Nếu trĩ nặng có thể sẽ phải phẫu thuật để cắt búi trĩ, Tuy nhiên, trĩ hoàn toàn có thể tái phát ngay cả khi đã phẫu thuật.





Khi mắc táo bón, bạn nên điều trị ngay bằng những cách đơn giản nhất như ăn nhiều rau xanh, hoa qua giàu chất xơ, uống nhiều nước và thay đổi thói quen đi vệ sinh ngay lập tức. Khi táo bón kéo dài, có thể bạn cần phải can thiệp của các chuyên gia y tế để có biện pháp điều trị đúng đắn và kịp thời. Đừng để một bệnh tưởng “nhẹ” thành bệnh nặng phải phẫu thuật chỉ vì sự chủ quan của chính bạn. Tích hợp các sản phẩm hỗ trợ phòng và điều trị bệnh trĩ, táo bón như Viên giấp cá spex Trix, trà giấp ca Extra, Cốm trị trĩ Cutdom… để đạt được hiệu quả tốt nhất.