Trang 3 của 4 Đầu tiênĐầu tiên 1234 CuốiCuối
Kết quả 21 đến 30 của 36
  1. #21
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi quy1403
    công nhận a Mac này cũng phức tạp thật, trước e loay hoay mãi mới cài đc win, chả nhẽ chịu mất 150 GB phim ảnh dũi cho nhẵn HDD rồi cài lại, thế làm theo cái gDissk kia là win lại chyaj bình thường hả bác
    Vâng. Từng chữ, từng dòng, từng màn hình... của bài viết được thực hiện song song với các thao tác trên máy tính cài OSS X 10.9.4 và Windows 7 Pro x64 nên mình có thể đảm bảo là với Mavericks và Windows 7 thì chắc chắn sẽ hoạt động. Với Yosemite và Windows 8 thì mình chưa làm thử.

    Tái bút: Không phải là Mac phức tạp mà là do bản thân MBR đã quá lỗi thời nên có nhiều hạn chế. Apple vốn chẳng ưa gì Microsoft nên cũng chả hơi đâu cố nghĩ ra cách fix lỗi này. Giống như Microsoft thôi, làm ra bộ Office chạy trên OS X như dở hơi ấy

  2. #22
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    chỉ được tối đa 3 phân vùng boot thôi bạn ah

  3. #23
    Trích dẫn Gửi bởi vietanhtr
    chỉ được tối đa 3 phân vùng boot thôi bạn ah
    Vấn đề không phải là số phân vùng boot. Bạn có thể cài 10 lần OS X lên 10 phân vùng ổ cứng khác nhau, máy vẫn boot bình thường.
    Vấn đề là MBR chỉ có thể nhớ được không quá 4 phân vùng Primary mà thôi.

  4. #24
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    1. Backup Bootcampt ra một hdd di động bằng cách sử dụng restore partition trên máy nếu chưa xoá, hoặc tạo một usb cài đặt yosemite để sử dụng disk utilities để backup phân vùng bootcampt

    Khi khởi động từ restore bạn chọn disk utilities
    Setup cái hdd ngoài có phân vùng bằng phân vùng của bootcampt
    Tiếp đến là dùng chế độ restore của disk utilities để source là bootcampt còn destination là phân vùng trên hdd ngoài vừa tạo.

    Xong thì restart lại máy từ mac os

    2. Bh xoá hết các phân vùng khác trên máy về 1 partition
    Tốt nhất là cài lại mac và xoá hết các vùng để k bị tốn không gian do vùng bootable Setting gây ra khi cài bootcampt

    3. Cài xong mac, ta cài tiếp bootcamp để lấy vùng bootable cho mac và win nhận nhau.

    4. Nhét đĩa cài win or usb cài win set như bt cho an toàn

    5. Cài song win cơ bản, bh ta restore bản bootcampt đã backup trc đó lên phân vùng bootcamp hiện tại bằng cách restart từ vùng restore

    Dùng disk utilities restore source là bootcampt backuped, destination là vùng bootcampt hiện tại

    Apply và đợi....
    Cách này mình dùng ngon vs các bản 10.9 trở xuống còn 10.10 thì chưa thử nên k biết có đc k

  5. #25
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    cách khác nhanh hơn thì dùng winclone pro backup vùng bootcampt cũ xong là cài lại máy mới hoàn toàn, tiếp đến là cái bootcampt mới để nhận vùng rồi restore vùng cũ bằng winclone....

  6. #26
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Vincent Do
    1. Backup Bootcampt ra một hdd di động bằng cách sử dụng restore partition trên máy nếu chưa xoá, hoặc tạo một usb cài đặt yosemite để sử dụng disk utilities để backup phân vùng bootcampt

    Khi khởi động từ restore bạn chọn disk utilities
    Setup cái hdd ngoài có phân vùng bằng phân vùng của bootcampt
    Tiếp đến là dùng chế độ restore của disk utilities để source là bootcampt còn destination là phân vùng trên hdd ngoài vừa tạo.

    Xong thì restart lại máy từ mac os

    2. Bh xoá hết các phân vùng khác trên máy về 1 partition
    Tốt nhất là cài lại mac và xoá hết các vùng để k bị tốn không gian do vùng bootable Setting gây ra khi cài bootcampt

    3. Cài xong mac, ta cài tiếp bootcamp để lấy vùng bootable cho mac và win nhận nhau.

    4. Nhét đĩa cài win or usb cài win set như bt cho an toàn

    5. Cài song win cơ bản, bh ta restore bản bootcampt đã backup trc đó lên phân vùng bootcamp hiện tại bằng cách restart từ vùng restore

    Dùng disk utilities restore source là bootcampt backuped, destination là vùng bootcampt hiện tại

    Apply và đợi....
    Cách này mình dùng ngon vs các bản 10.9 trở xuống còn 10.10 thì chưa thử nên k biết có đc k
    Cách bác làm quá phức tạp, phức tạp đến nỗi vô lý.
    1. Máy tự thông minh, có thể detect được Windows. Cái thời mình còn dùng MC374 thì thậm chí mình còn chả biết Bootcamp Assistant là gì, cứ nhét USB cài Mac vào chia ổ làm đôi, 1 cái để cài Mac 1 cái để cài Win, xong rồi nhét đĩa cài Windows vào là chiến thôi.
    2. Nếu xoá đi cài lại thì cứ mạnh dạn xoá phân vùng đang có Mac đi rồi cài lại, chả ảnh hưởng gì đến phân vùng Bootcamp hết.
    3. Câu hỏi của member là muốn chia 3 phân vùng, 1 cái cho Mac OS, 1 cái cho Windows, 1 cái cho Data nên câu chuyện mới phức tạp và loằng ngoằng chứ nếu câu hỏi là chia đôi ra thì thread này đã bị lock từ lâu rồi, vì chả có gì để bàn cả

  7. #27
    Trích dẫn Gửi bởi mitdac24581
    Cách bác làm quá phức tạp, phức tạp đến nỗi vô lý.
    1. Máy tự thông minh, có thể detect được Windows. Cái thời mình còn dùng MC374 thì thậm chí mình còn chả biết Bootcamp Assistant là gì, cứ nhét USB cài Mac vào chia ổ làm đôi, 1 cái để cài Mac 1 cái để cài Win, xong rồi nhét đĩa cài Windows vào là chiến thôi.
    2. Nếu xoá đi cài lại thì cứ mạnh dạn xoá phân vùng đang có Mac đi rồi cài lại, chả ảnh hưởng gì đến phân vùng Bootcamp hết.
    3. Câu hỏi của member là muốn chia 3 phân vùng, 1 cái cho Mac OS, 1 cái cho Windows, 1 cái cho Data nên câu chuyện mới phức tạp và loằng ngoằng chứ nếu câu hỏi là chia đôi ra thì thread này đã bị lock từ lâu rồi, vì chả có gì để bàn cả
    Tóm lại là e hiểu là cái MBR nó chỉ nhớ đc 4 phân vùng, thì 1 cái EFI và Recovery là mặc định và ẩn, 1 phân vùng cài Mac OSX và cái Data nên cái bootcamp nó cho quên, và cái toool gDisk nó giúp cho thằng MBR nhớ phân vùng EFI, recovery, Mac OSX , và Bootcamp, và bỏ quên thằng Data đúng không bác?

    Còn nếu để chung mac OSX và Data cùng 1 phân vùng, phân vùng còn lại là win thì hiển nhiên là boot ngon lành, nhưng khi muốn cài mới lại Mac OSX thì phải backup Data cá nhân ra ổ cứng di động nếu không muốn bị mất Data này?

    Điều cuối cùng là em chưa hiểu về cái phân vùng recovery lắm, nó có phải là tạo bản ghost cho Mac OSX đúng ko bác? khi nào mac OSX vị lỗi thì chỉ cần vào recovery để "ghost" lại OSX là xong đúng không ?

  8. #28
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    1. Đúng.



    Trích dẫn Gửi bởi mitdac24581
    1. Tại sao máy không thể khởi động vào phân vùng Boot Camp như thường lệ?
    Nói đầy đủ ra thì rất dài dòng, phải kể lại câu chuyện từ thời Bill Gates còn đang tắm truồng cơ. Nhưng gắn gọn là: Windows được cài trên phân vùng được định dạng NTFS. Menu boot của rEFIt gọi đến phân vùng này. Phân vùng này được quản lý bằng một cái gọi là MBR. Cái MBR này, rất tiếc, nó đã già rồi, nên chỉ nhớ mặt được 4 phân vùng Primary hoặc 3 phân vùng Primary với 1 phân vùng mở rộng mà thôi.

    Mặc định để quản lý ổ cứng, Apple tạo ra một phân vùng gọi là EFI. Quá trình cài đặt OS X, nó tạo ra 1 phân vùng để chứa OS X. Nó cũng âm thầm tạo ra một phân vùng Recovery HD để sử dụng tính năng Find My Mac. Bạn chủ động tạo ra một phân vùng Data. MBR chỉ nhớ mặt được 4 chú này, đến phân vùng Boot Camp thì nó quên luôn. Thế là nó báo "không tìm thấy ổ đĩa khởi động".

    Vấn đề là 2 phân vùng EFI và Recovery HD là 2 phân vùng hệ thống nên Apple ẩn đi không cho người dùng nhìn thấy. Vì thế có thể bạn biết rằng MBR chỉ có thể quản lý tối đa là 4 phân vùng Primary trên ổ cứng, nhưng bạn lại hoàn toàn không biết là máy mình sau khi cài Windows xong đã có đủ 4 phân vùng này.

    Trước khi tạo phân vùng Data dùng chung, ổ cứng của bạn nó vốn thế này này:


    [IMG]http://*************/forum/attachments/screen-shot-2014-08-08-at-17-11-27-png.5756/[/IMG]


    Và sau khi tạo thêm phân vùng Data, nó bao gồm 5 phân vùng như sau:


    [IMG]http://*************/forum/attachments/screen-shot-2014-08-08-at-17-13-06-png.5757/[/IMG]
    2. Đúng, bạn có thể dùng Time Machine để backup và restore rất thuận tiện. Tất nhiên nếu không phải backup thì vẫn tốt hơn, đảm bảo hơn.

    3. Phân vùng Recovery sử dụng để Khởi động, Sửa ổ đĩa, Sửa hệ điều hành, Đặt Firmware Password... Với ứng dụng Disk Utility, bạn có thể tạo Image để restore. Tuy nhiên nếu bạn muốn chức năng giống Ghost thì bạn nên tìm hiểu về Time Machine.

  9. #29
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi mitdac24581
    1. Đúng.


    2. Đúng, bạn có thể dùng Time Machine để backup và restore rất thuận tiện. Tất nhiên nếu không phải backup thì vẫn tốt hơn, đảm bảo hơn.

    3. Phân vùng Recovery sử dụng để Khởi động, Sửa ổ đĩa, Sửa hệ điều hành, Đặt Firmware Password... Với ứng dụng Disk Utility, bạn có thể tạo Image để restore. Tuy nhiên nếu bạn muốn chức năng giống Ghost thì bạn nên tìm hiểu về Time Machine.
    à e có một thắc mắc là, theo như bài hướng dẫn (Đăng nhập hoặc đăng ký để thấy link)
    thì các phân vùng lần lượt là
    1) EFI
    2) OSX
    3) Recovery
    4) Data
    5) Bootcamp

    còn đối với máy em thì thứ tự là :
    1: EFI EFI 209.7 MB disk0s1

    2: Apple_HFS pantoo 297.8 GB disk0s2

    3: Apple_Boot Recovery HD 650.0 MB disk0s3

    4: Apple_HFS Mac 141.3 GB disk0s4

    5: Microsoft Basic Data BOOTCAMP 60.0 GB disk0s5

    nghĩa là phân vùng thứ 2 của e là phân vùng chứa dữ liệu, còn phân vungf thứ 4 chứa Mac OSX e đang dùng, vậy nếu thực hiện tiếp thì có phải MBR sẽ nhớ Bootcamp mà quên đi Mac osx đúng khong ạ, và kết quả là e không vào đc OSX nữa ?
    các bác cho ý kiến

  10. #30
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi quy1403
    à e có một thắc mắc là, theo như bài hướng dẫn (Đăng nhập hoặc đăng ký để thấy link)
    thì các phân vùng lần lượt là
    1) EFI
    2) OSX
    3) Recovery
    4) Data
    5) Bootcamp

    còn đối với máy em thì thứ tự là :
    1: EFI EFI 209.7 MB disk0s1

    2: Apple_HFS pantoo 297.8 GB disk0s2

    3: Apple_Boot Recovery HD 650.0 MB disk0s3

    4: Apple_HFS Mac 141.3 GB disk0s4

    5: Microsoft Basic Data BOOTCAMP 60.0 GB disk0s5

    nghĩa là phân vùng thứ 2 của e là phân vùng chứa dữ liệu, còn phân vungf thứ 4 chứa Mac OSX e đang dùng, vậy nếu thực hiện tiếp thì có phải MBR sẽ nhớ Bootcamp mà quên đi Mac osx đúng khong ạ, và kết quả là e không vào đc OSX nữa ?
    các bác cho ý kiến
    MBR không có tác động gì đến OS X cả, vì thế việc MBR nhớ hay quên bao nhiêu phân vùng GPT không liên quan gì đến việc khởi động của OS X cả. Cho dù bác có chia ổ cứng thành 10 phân vùng và cài 9 OS X lên 9 phân vùng thì chúng vẫn boot bình thường. Chỉ có vấn đề với MBR khi Bootcamp ở phân vùng thứ 10 thì nó sẽ không nhớ được mà thôi.

 

 

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  
Múi giờ GMT +7. Bây giờ là 10:22 PM.
Diễn đàn sử dụng vBulletin® Phiên bản 4.2.5.
Bản quyền của 2024 vBulletin Solutions, Inc. Tất cả quyền được bảo lưu.
Ban quản trị không chịu trách nhiệm về nội dung do thành viên đăng.