Kết quả 1 đến 10 của 10
  1. #1
    Ngày tham gia
    Apr 2016
    Bài viết
    13

    Build RAID cho Macbook Pro.

    - Tất cả các bài viết của mình trong diễn đàn ************* đều do mình biên soạn và thực hiện. Mình luôn tôn trọng bản quyền của mỗi tác giả, các trích dẫn mình đều để nguyên link liên kết chứ không ẩn đi. Vì thế mọi thao tác copy/paste bài viết của mình từ diễn đàn ************* không được sự đồng ý của mình đều là hành động vi phạm bản quyền. Mong các bạn tôn trọng điều đó, giống như mình tôn trọng các bạn cũng như các tác giả khác.
    - Mình có thể sẽ sử dụng một số từ ngữ không chính thống trong bài viết nhằm giúp người mới có thể hiểu tốt hơn các khái niệm, mong các chuyên gia hiểu, thông cảm, góp ý nếu có sai sót và không bắt bẻ.
    - Về cơ bản mình rất tôn trọng tiếng Việt và sẽ sử dụng ngôn ngữ thuần Việt trong bài viết. Tuy nhiên, một số thuật ngữ chuyên môn khó dịch sát nghĩa hoặc không nên dịch nghĩa ra tiếng Việt, mình sẽ dùng tiếng Anh. Ví dụ như cụm từ build RAID, không ai dịch nó ra là "xây dựng RAID" cả. Dùng là "tạo RAID" cũng tạm được nhưng hầu hết mọi người đều chấp nhận và sử dụng cụm từ build RAID trong ngôn ngữ thuần Việt. Mong mọi người hiểu và chấp nhận.
    - Lúc đầu mình tính để tiêu đề bài viết là "Build RAID cho máy MAC" nhưng do không có MacPro hay iMac để thử nghiệm nên không dám chắc chắn là những thao tác sau có thực hiện được trên máy Mac để bàn hay không. Bác nào có điều kiện thử xem sao nhé.


    A. Kiến thức cơ bản:
    1. RAID là gì?
    RAID là một cách thức ghép/nối/kết hợp 2 hoặc nhiều ổ cứng (HDD/SSD) trên máy tính nhằm đạt những hiệu quả sử dụng đặc biệt. Cũng là lắp 2 hoặc nhiều ổ cứng vào máy tính, nhưng ta sẽ không sử dụng chúng như những ổ cứng riêng biệt mà sử dụng chúng như một ổ cứng đặc biệt.
    2. Có những loại RAID nào?
    Có rất nhiều biến thể của RAID, nhưng chúng đều được xây dựng dựa trên nguyên lý của 2 loại RAID cơ bản là RAID 0 và RAID 1.
    3. RAID 0 - tăng tốc độ truy xuất dữ liệu:
    <div style="padding-left: 30px">3.1. RAID 0 là gì?
    - Hồi bé, ai đi học mà chả phải chép bài, ghi lại những lời thầy cô giảng vào vở. Nói thì bao giờ cũng nhanh hơn viết, thầy cô nói xong bao giờ cũng phải ngừng để bạn có thời gian ghi những "lời hay ý đẹp" đó vào vở. Nhưng bạn có bao giờ tưởng tượng rằng nếu mình có được năng lực "nhất tâm nhị dụng", tay phải vẽ tròn tay trái vẽ vuông, dùng 2 tay 2 bút để ghi lại những lời thầy cô nói vào 2 quyển vở khác nhau thì kết quả sẽ như thế nào không nhỉ? Cô nói "Không có gì quý hơn độc lập tự do" thì tay phải bạn sẽ chỉ phải viết "Không gì hơn lập do" còn tay trái bạn sẽ chỉ phải viết "có quý độc tự". Rõ ràng là bạn sẽ có chép bài nhanh gấp đôi bình thường, phải không nào?
    - Cơ chế hoạt động của RAID 0 là thay vì ghi dữ liệu lên một ổ đĩa, máy sẽ chia dữ liệu thành 2 (hoặc nhiều) phần và ghi đồng thời từng phần này lên 2 (hoặc nhiều) ổ cứng. Quá trình đọc sẽ ngược lại, đọc 2 (hoặc nhiều) phần dữ liệu từ 2 (hoặc nhiều) ổ cứng và kết hợp chúng lại thành dữ liệu ban đầu.
    3.2. RAID 0 có ưu điểm gì?
    - Ưu điểm dễ nhận thấy nhất là tốc độ đọc ghi được cải thiện vượt bậc. Để tạo ra ổ cứng có tốc độ quay 7200 vòng/phút, so với ổ cứng có tốc độ quay 5400 vòng/phút, là cả một kỳ công. Động cơ phải mạnh hơn, tốn điện hơn, nóng hơn, khó ổn định. Ổ cứng quay nhanh quá thì chỉ 1 rung lắc nhỏ cũng có thể làm hỏng bề mặt đĩa. Đấy cũng chính là lý do tại sao các bạn chỉ thấy các ổ cứng SAS, SCSI với tốc độ vòng quay lên tới 10000 vòng/phút, 13000 vòng/phút xuất hiện trên máy tính để bàn, không mang đi mang lại, ít rung lắc va đập. Ổ đĩa quay nhanh thì bản thân ma sát giữa bề mặt đĩa với không khí cũng làm bề mặt đĩa nóng lên, từ tính giảm đi, gây khó khăn trong việc chế tạo bề mặt đĩa... Ấy vậy mà cũng chỉ có thể cài thiện được tốc độ đọc/ghi dữ liệu khoảng 20% mà thôi.
    - Về lý thuyết thì tốc độ đọc/ghi dữ liệu khi sử dụng RAID 0 sử dụng 2 (hoặc nhiều) ổ cứng sẽ nhanh gấp 2 (hoặc nhiều) lần so với sử dụng từng ổ cứng riêng biệt do dữ liệu được chia nhỏ và ghi đồng thời vào 2 (hoặc nhiều) ổ cứng độc lập.
    - RAID 0 hoạt động tốt nhất khi các ổ cứng giống nhau về dung lượng. Khi dùng RAID 0 để kết hợp 2 (hoặc nhiều) ổ cứng thành 1 ổ cứng tốc độ cao thì dung lượng của ổ cứng đặc biệt này sẽ bằng tổng dung lượng của 2 (hoặc nhiều) ổ cứng riêng lẻ nhỏ nhất, có nghĩa là bạn sẽ có 1 ổ cứng tốc độ cao dung lượng lớn hơn. (đọc kỹ hơn ở phần nhược điểm)
    3.3. RAID 0 có nhược điểm gì?
    - Trở lại ví dụ tay phải tay trái, nếu không may bạn bị cháy mất 1 trong 2 quyển vở chép bài, thì với phần còn lại "Không gì hơn lập do", bạn sẽ chẳng thể hiểu nổi mình đã chép những gì. Nếu không may 1 trong số các ổ cứng sử dụng trong hệ thống RAID 0 bị lỗi thì toàn bộ phần dữ liệu được lưu trong tất cả các ổ cứng còn lại của hệ thống RAID 0 coi như bỏ. Đây chính là nhược điểm cốt tử của hệ thống RAID 0 mà bạn phải ghi nhớ.
    - RAID 0 hoạt động tốt nhất khi các ổ cứng giống nhau về dung lượng. Nếu bạn dùng 1 ổ 80GB và 1 ổ 250GB để build RAID 0 thì bạn sẽ có 1 ổ RAID với dung lượng 160GB (2x80GB). Phần dung lượng còn lại của ổ 250GB coi như bỏ.
    - RAID 0 hoạt động tốt nhất khi các ổ cứng giống nhau về tốc độ. Nếu bạn dùng 1 ổ với tốc độ quay 7200 vòng/phút và 1 ổ với tốc độ quay 5400 vòng/phút để build RAID 0 thì bạn sẽ có 1 ổ RAID với tốc độ của ổ 5400 vòng/phút. Tay phải chép bài nhanh hơn tay trái thì sau khi chép xong phần việc của mình, nó cũng phải chờ tay trái.​4. RAID 1 - sao lưu an toàn dữ liệu:
    4.1. RAID 1 là gì?
    - Bạn thường xuyên lo lắng về dữ liệu của mình và tiến hành sao lưu dữ liệu mỗi ngày. Toàn bộ những gì bạn có, bạn đều tạo 1 bản sao giống y đúc và lưu dữ một cách cẩn thận.
    - RAID 1 rất gần gũi, đơn giản và dễ hiểu hơn nhiều so với RAID 0, đó là thao tác tạo bản sao cho tất cả những gì được ghi vào ổ cứng (ghost, copy, clone, mirror,... các bạn muốn dùng từ nào cũng được)
    - Để build RAID 1 bạn cần 1 (hoặc nhiều) cặp ổ đĩa. Thao tác ghi dữ liệu sẽ đồng thời ghi cùng một dữ liệu lên các cặp đĩa này để tạo ra 2 bản y đúc.
    4.2. Ưu điểm của RAID 1 là gì?
    An toàn dữ liệu và ổn định hệ thống. Khi có bất kỳ sự cố nào xuất hiện ở 1 trong những ổ cứng trong hệ thống RAID 1, hệ thống sẽ tự động (hoàn toàn tự động) đọc dữ liệu từ bản sao nằm trên ổ cứng kia và hoạt động bình thường. Bạn có thể tháo ổ đĩa ra, thay bằng 1 ổ cứng mới, hệ thống sẽ tự động tạo bản sao dữ liệu từ ổ còn tốt sang ổ cứng mới này.
    4.3. Nhược điểm của RAID 1 là gì?
    - Mình nghĩ là RAID 1 chả có nhược điểm gì. Nhiều người nói là RAID 1 tốn dung lượng và coi đó là nhược điểm. Tuy nhiên đã nói đến việc sao lưu nhằm đảm bảo tính an toàn của dữ liệu thì về bản chất người dùng đã phải chấp nhận tốn dung lượng để lưu trữ rồi. Thông thường có dữ liệu gì quan trọng thì ta phải ngồi copy/paste hoặc dùng phần mềm backup, lúc hỏng hóc lại phải copy/paste từ ổ lưu trữ ra, rồi xem file nào hỏng file nào tốt, cái nào mới hơn cái nào... rất là mất thời gian và công sức. Và ta vẫn tốn 1 cái ổ cứng để lưu đó thôi. Bây giờ ta tốn thêm 1 cái ổ cứng để build RAID 1, sau đó nó hoàn toàn tự động sao lưu, tự động khôi phục, không mất thời gian và làm gián đoạn công việc của chúng ta, như thế làm sao coi là nhược điểm được?
    - Cũng giống như RAID 0, RAID 1 hoạt động tốt nhất khi các ổ cứng giống nhau về dung lượng. Nếu bạn dùng 1 ổ 80GB và 1 ổ 250GB để build RAID 1 thì bạn sẽ có 1 ổ RAID với dung lượng 80GB (2x80GB). Phần dung lượng còn lại của ổ 250GB coi như bỏ.
    - Cũng giống như RAID 0, RAID 1 hoạt động tốt nhất khi các ổ cứng giống nhau về tốc độ. Nếu bạn dùng 1 ổ với tốc độ quay 7200 vòng/phút và 1 ổ với tốc độ quay 5400 vòng/phút để build RAID 1 thì bạn sẽ phải chấp nhận kéo tụt tốc độ của toàn bộ hệ thống RAID 1 xuống bằng tốc độ của ổ 5400 vòng/phút.​5. Các hệ thống RAID khác:
    - Có rất nhiều biến thể của RAID với vô vàn tên gọi nhưng chúng đều được phát triển dựa trên nguyên lý của 2 hệ thống trên, cố gắng tối ưu cả tốc độ lẫn khả năng sao lưu dữ liệu và đều sử dụng nhiều hơn 2 ổ cứng.
    - Ví dụ như RAID 0+1 sẽ sử dụng 4 ổ cứng (tạm gọi là ổ cứng A, B, C và D). 2 ổ cứng A và B sẽ build RAID 0 (chia dữ liệu ra để ghi) nhằm tăng tốc độ truy xuất dữ liệu. 2 ổ cứng còn lại (C và D) cũng build RAID 0 và dùng để backup dữ liệu cho RAID 0 được tạo bởi 2 ổ cứng A và B. Như thế vừa tăng tốc, vừa đảm bảo an toàn dữ liệu.
    - Vì Macbook Pro chỉ có thể lắp tối đa 2 ổ cứng nên trong giới hạn bài viết này mình xin phép không đề cập đến. Thông tin về RAID hiện đã rất phổ biến và trực quan, các bạn có thể tìm hiểu thêm thông qua Google nếu thấy có hứng thú.
    6. RAID mềm và RAID cứng:
    - Ví dụ chúng ta muốn build một hệ thống RAID 0 gồm 2 ổ cứng. Thông thường thì CPU sẽ phải làm các công việc sau:
    + Thực hiện các thao tác tính toán, xử lý dữ liệu, chạy hệ điều hành, chạy phần mềm...
    + Khi có yêu cầu ghi dữ liệu, CPU (thông qua hệ điều hành) sẽ phải tính toán phân chia dữ liệu thành 2 (hoặc nhiều phần nhỏ) và gửi cho từng ổ cứng riêng biệt trong hệ thống RAID 0.
    + Tương tự, khi có yêu cầu đọc dữ liệu thì CPU cũng phải gánh vác toàn bộ công việc đọc dữ liệu từ mỗi ổ trong hệ thống RAID, ghép chúng lại thành dữ liệu hoàn chỉnh, sau đó mới dùng dữ liệu hoàn chỉnh đó để xử lý.
    + Rõ ràng là lượng công việc mà CPU phải xử lý sẽ rất lớn, và hiệu quả hoạt động của hệ thống RAID phụ thuộc rất nhiều vào năng lực xử lý của CPU cũng như của hệ điều hành. Đấy là lý do tại sao trong các hệ điều hành cá nhân người ta ít đề cập đến RAID. Ta chỉ thấy RAID xuất hiện trong các hệ thống Windows Server.
    + Người ta gọi đó là RAID mềm (hay RAID phần mềm). Không có hệ điều hành thì 2 cái ổ đĩa cứng của hệ thống RAID coi như bỏ. Đừng mong nhét đĩa Hirren Boot CD vào máy để cứu dữ liệu của hệ thống RAID 0 mềm.​- Nếu chúng ta có 1 cái card (hoặc một mạch phần cứng) chuyên lo nhiệm vụ phân chia dữ liêu, quản lý các thao tác đọc ghi... trên hệ thống RAID thì lúc đó CPU sẽ chỉ còn làm thao tác tính toán mà thôi.
    + Khi cần dữ liệu, CPU sẽ gửi yêu cầu đến phần cứng này (thông qua hệ điều hành) và phần cứng này sẽ lo phần còn lại (đọc dữ liệu, ghép nối...).
    + Muốn ghi dữ liệu, CPU (thông qua hệ điều hành) sẽ gửi dữ liệu đến phần cứng này, còn ghi thế nào thì nó không quan tâm.
    + Người ta gọi đó là RAID cứng (hay RAID phần cứng). RAID cứng sẽ hoạt động ngay khi máy được khởi động (trước khi load bất cứ hệ điều hành nào), và hệ điều hành (Windows, MAC, thậm chí DOS...) sẽ làm việc với RAID cứng này như với một ổ cứng thông thường.​7. RAID trên Macbook Pro:
    - RAID trên Macbook Pro là RAID mềm (trong OS X bạn vào System Information, phần RAID Hardware sẽ thấy thông tin rất rõ là Macbook Pro không có phần cứng RAID. Và như mình đã đề cập về các vấn đề của RAID mềm ở trên, bạn phải chấp nhận rất nhiều rủi ro về dữ liệu. Hãy cân nhắc thật kỹ trước khi tiến hành các bước được hướng dẫn ở phần B và phần C.​</div>

    [IMG]http://*************/forum/attachments/screen-shot-2014-07-30-at-19-12-29-png.5288/[/IMG]


    - Quá trình build RAID (dù là cứng hay mềm, dù là trên Macbook hay trên PC, server, workstation...) đều sẽ xoá toàn bộ dữ liệu hiện có trong các ổ mà bạn sẽ sử dụng trong hệ thống RAID.​
    B. Build RAID 1 cho Macbook Pro.
    1. Chuẩn bị:
    - Tại sao mình lại đề cập đến RAID 1 trước? Vì đơn giản là hiệu quả mà RAID 1 mang lại thì ai cũng rõ, chẳng có gì để mà review cả. Đơn giản là hệ thống được đảm bảo hoạt động ổn định và an toàn về mặt dữ liệu, hết.
    - Bạn cần gì? Dĩ nhiên là 2 ổ cứng, 1 cái được gắn ở HDD slot, 1 cái được gắn ở Optical Slot thông qua Optibay (mình đã có 1 bài hướng dẫn tháo lắp Optibay cho Macbook Pro rất chi tiết và cụ thể nên mình sẽ không đề cập đến việc làm thế nào để có 2 ổ cứng trong bài viết này). Hai ổ cứng này sẽ bị xoá trắng trong quá trình build RAID, vì thế đừng lưu dữ liệu gì trên 2 ổ cứng này nhé.
    - Bạn còn cần 1 bộ cài OS X. Bạn có thể tạo bộ cài OS X trên USB Flash disk, USB HDD box, Thunderbolt HDD box... hoặc đĩa DVD và ổ đĩa DVD với giao tiếp USB hoặc Thunderbolt.
    2. Thực hiện:
    (Do mình không thể chụp hình trong quá trình cài đặt OS X nên mình sẽ lấy hình vẽ từ nguồn (Đăng nhập hoặc đăng ký để thấy link)
    )
    - Gắn nguồn cài đặt OS X vào máy, bật máy và giữ Option để chọn khởi động từ nguồn cài đặt OS X.
    - Từ màn hình cài đặt OS X, chọn Disk Utility.
    - Chọn 1 trong 2 ổ cứng trong danh sách các ổ đĩa nằm bên trái cửa sổ Disk Utility. Các bạn nhớ chọn ổ cứng, không phải chọn phân vùng của ổ cứng.
    - Chọn mục RAID bên phải cửa sổ Disk Utility.​

    [IMG]http://*************/forum/attachments/raid1set500x433-jpg.5289/[/IMG]


    - Chọn RAID Type là "Mirrored RAID Set", đặt tên cho ổ RAID rồi kéo 2 ổ cứng từ danh sách ổ đĩa nằm bên phải cửa sổ Disk Utility vào cửa sổ phía dưới. Các bạn lưu ý kéo 2 ổ cứng, không phải kéo các phân vùng của ổ cứng.​

    [IMG]http://*************/forum/attachments/raidset500x433-jpg.5291/[/IMG]


    - Chọn Creat và ngồi chờ trong giây lát. Sau khi hoàn thành, các bạn sẽ thấy xuất hiện 1 ổ đĩa mới ở danh sách ổ đĩa phía bên trái cửa sổ Disk Utility. Click vào ổ đĩa này chúng ta sẽ thấy ổ này và vào phần RAID chúng ta sẽ thấy tình trạng của ổ RAID này (online) như hình dưới.​

    [IMG]http://*************/forum/attachments/raidonline500x433-jpg.5290/[/IMG]


    - Thoát khỏi Disk Utility và tiến hành cài đặt OS X như bình thường với ổ đĩa RAID mới tạo này.
    C. Build RAID 0 cho Macbook Pro.
    1. Chuẩn bị: cũng giống như phần B, chúng ta cần 2 ổ cứng và bộ cài OS X. Mình xin nhắc lại là 2 ổ cứng này sẽ bị xoá trắng.
    2. Thực hiện:
    (Do mình không thể chụp hình trong quá trình cài đặt OS X nên mình sẽ lấy hình vẽ từ nguồn (Đăng nhập hoặc đăng ký để thấy link)
    )
    - Gắn nguồn cài đặt OS X vào máy, bật máy và giữ Option để chọn khởi động từ nguồn cài đặt OS X.
    - Từ màn hình cài đặt OS X, chọn Disk Utility và tiến hành các thao tác tương tự như phần B, chỉ khác là RAID Type chúng ta sẽ chọn "Stripped RAID set"​

    [IMG]http://*************/forum/attachments/createraid0500x414-jpg.5293/[/IMG]



    [IMG]http://*************/forum/attachments/addslices500x414-jpg.5292/[/IMG]



    [IMG]http://*************/forum/attachments/raidonline500x414-jpg.5294/[/IMG]


    - Thoát khỏi Disk Utility và tiến hành cài đặt OS X như bình thường với ổ đĩa RAID mới tạo này.
    D. Tác dụng của RAID 0 trên Macbook Pro.
    1. Cấu hình thử nghiệm:
    - Macbook Pro 15" Late 2011 (MC318)
    - Ổ cứng WD Scorpion Blue 160GB 5400rpm. Đây là dòng ổ cứng đã khá cũ rồi với performance khá hạn chế (các bạn có thể thấy rõ điều này ở phần 2, khi hệ thống sử dụng duy nhất 1 ổ cứng)
    - Hệ điều hành OS X 10.9.4 Mavericks. Máy được cài sạch và tiến hành các phép đo ngay sau đó, không cài thêm bất kỳ phần mềm nào khác.
    - Phần mềm Blackmagic Disk Speed Test miễn phí trên AppStore.
    - Phần mềm SpeedTools Utilities Pro.​

    [IMG]http://*************/forum/attachments/screen-shot-2014-07-30-at-1-17-39-pm-png.5295/[/IMG]


    2. Hệ thống sử dụng 1 ổ cứng:
    - Máy nhận 1 ổ cứng:​

    [IMG]http://*************/forum/attachments/screen-shot-2014-07-30-at-1-19-46-pm-png.5299/[/IMG]


    - Hệ thống không build RAID:​

    [IMG]http://*************/forum/attachments/screen-shot-2014-07-30-at-1-17-56-pm-png.5300/[/IMG]


    - Tốc độ đọc ghi rất chậm:​

    [IMG]http://*************/forum/attachments/diskspeedtest-no-raid-png.5301/[/IMG]




    [IMG]http://*************/forum/attachments/screen-shot-2014-07-31-at-2-19-58-am-png.5312/[/IMG]



    [IMG]http://*************/forum/attachments/screen-shot-2014-07-31-at-2-20-02-am-png.5313/[/IMG]



    [IMG]http://*************/forum/attachments/screen-shot-2014-07-31-at-2-20-06-am-png.5314/[/IMG]


    3. Hệ thống sử dụng 2 ổ cứng build RAID 0:
    - Hệ thống nhận 2 ổ cứng:​

    [IMG]http://*************/forum/attachments/screen-shot-2014-07-30-at-12-07-29-am-png.5302/[/IMG]


    - 2 ổ cứng được build RAID 0:​

    [IMG]http://*************/forum/attachments/screen-shot-2014-07-30-at-12-09-29-am-png.5303/[/IMG]


    - Tốc độ độc ghi được cải thiện trông thấy:​

    [IMG]http://*************/forum/attachments/diskspeedtest-raid-0-png.5304/[/IMG]




    [IMG]http://*************/forum/attachments/screen-shot-2014-07-31-at-1-08-43-am-png.5308/[/IMG]



    [IMG]http://*************/forum/attachments/screen-shot-2014-07-31-at-1-08-51-am-png.5309/[/IMG]



    [IMG]http://*************/forum/attachments/screen-shot-2014-07-31-at-1-08-57-am-png.5310/[/IMG]


    Kết luận:
    - Tốc độ đọc ghi của hệ thống được cải thiện xuất sắc, thậm chí còn tốt hơn cả lý thuyết đề cập. Bài test được thực hiện với 2 ổ HDD với tốc độ đọc ghi dưới 50MB/s. Thử tưởng tượng nếu chúng ta build RAID cho 2 ổ SSD với tốc độ đọc ghi của mỗi ổ đạt tới 500MB/s thì kết quả sẽ như thế nào <:-P​- Tốc độ khởi động máy giảm đi. Do quá trình khởi động hệ điều hành sẽ phải load thêm các phần khởi tạo, quản lý RAID.
    - Các chức năng File Vault, Recovery HD (và tất nhiên cả Find My Mac) không thể hoạt động.
    - Không thể sử dụng Bootcamp, đồng nghĩa với việc bạn không thể cài Windows thật lên máy nữa.
    - Bạn sẽ không thể reset PRAM.
    - Mình không thể chia Partition cho ổ đĩa RAID 0 này. Mình sẽ tìm hiểu và update thêm thông tin này sau.​
    Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Cũng chưa hiểu lắm nhưng cám ơn bác đã dày công.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    3
    - Tốc độ đọc ghi của hệ thống được cải thiện xuất sắc, thậm chí còn tốt hơn cả lý thuyết đề cập. Bài test được thực hiện với 2 ổ HDD với tốc độ đọc ghi dưới 50MB/s. Thử tưởng tượng nếu chúng ta build RAID cho 2 ổ SSD với tốc độ đọc ghi của mỗi ổ đạt tới 500MB/s thì kết quả sẽ như thế nào <:-P
    - Tốc độ khởi động máy giảm đi. Do quá trình khởi động hệ điều hành sẽ phải load thêm các phần khởi tạo, quản lý RAID.
    - Các chức năng File Vault, Recovery HD (và tất nhiên cả Find My Mac) không thể hoạt động.
    - Không thể sử dụng Bootcamp, đồng nghĩa với việc bạn không thể cài Windows thật lên máy nữa.
    - Bạn sẽ không thể reset PRAM.
    - Mình không thể chia Partition cho ổ đĩa RAID 0 này. Mình sẽ tìm hiểu và update thêm thông tin này sau.
    Được cái tốc độ khởi động với tốc độ copy mà mất find my mac + ko thể cài windows.

    Anh rất tốt nhưng em rất tiếc

  4. #4
    Bài viết thiệt là đỉnh của đỉnh, quá hay (((

  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Huỳnh Đăng Xuân
    Bài viết thiệt là đỉnh của đỉnh, quá hay (((
    Nói thiệt đi đọc hết chưa?

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    vẫn còn lùng bùng phần này :'(mình ko biết là cái RAID này có cần thiết cho iMAC ko? Còn nếu để backup thì đã có Time Machine, vậy có cần thiết phải dùng đến RAID?

  7. #7
    Trích dẫn Gửi bởi pikachu
    Nói thiệt đi đọc hết chưa?
    Áo em si ? muốn gây sự hả

  8. #8
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi lancaster
    vẫn còn lùng bùng phần này :'(mình ko biết là cái RAID này có cần thiết cho iMAC ko? Còn nếu để backup thì đã có Time Machine, vậy có cần thiết phải dùng đến RAID?
    tối ứu về lưu trữ và tối ưu về tốc độ.

  9. #9
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    4
    Trích dẫn Gửi bởi lancaster
    vẫn còn lùng bùng phần này :'(mình ko biết là cái RAID này có cần thiết cho iMAC ko? Còn nếu để backup thì đã có Time Machine, vậy có cần thiết phải dùng đến RAID?
    1. Dùng Time Machine để backup:
    a. Tiến trình Backup sẽ được tiến hành vào một thời điểm nào đó trong ngày (ví dụ như 12h00 hàng ngày). Nếu không may vào lúc 11h00 ngày hôm nay mà ổ cứng của bạn gặp lỗi thì toàn bộ những gì bạn làm từ 12h00 trưa này hôm qua đến 11h00 trưa hôm nay sẽ mất hết vì theo lịch thì đến 12h00 ngày hôm nay hệ thống mới được backup lần kết tiếp, những gì bạn thực hiện từ 12h00 ngày hôm qua đến 11h00 ngày hôm nay chưa được backup.
    b. Nếu không may ổ cứng của bạn gặp vấn đề, bạn sẽ phải tắt máy đi, thay ổ cứng mới, cắm ổ Time Machine vào máy, khởi động máy lên và tiến hành khôi phục dữ liệu từ ổ Time Machine. Quá trình này sẽ tốn vài chục phút đến vài giờ đồng hồ tuỳ theo dung lượng của hệ thống cần khôi phục. Trong thời gian quá trình khôi phục dữ liệu diễn ra thì bạn chỉ có thể ngồi uống cafe.​
    2. Dùng RAID 1 (với 2 ổ cứng A và B được gắn trên máy):
    a. Khi bạn làm bất kỳ điều gì thì hệ thống sẽ ngay lập tức ghi vào đồng thời 2 ổ đĩa A và B. Dữ liệu trên 2 ổ cứng này là giống hệt nhau (vì thế nên nó được gọi là Mirror)
    b. Nếu không may ổ cứng A của bạn gặp vấn đề, hệ thống sẽ tự động sử dụng ổ cứng B để tiếp tục hoạt động bình thường. Do dữ liệu trên ổ cứng A và ổ cứng B là giống hệt nhau nên mọi thứ vẫn diễn ra bình thường, bình thường đến mức nếu máy tính của bạn không hiện ra thông báo lỗi thì bạn sẽ không thể biết được là ổ cứng A của bạn gặp vấn đề.
    c. Khi nào rảnh rỗi, bạn tắt máy tính và tiến hành thay ổ cứng lỗi A bằng ổ cứng mới A'. Bật máy tính lên, hệ thống sẽ nhận diện ổ cứng mới A' và tự động copy toàn bộ dữ liệu trên ổ cứng đang hoạt động bình thường B sang ổ cứng mới A' (Mirror Auto Rebuild). Quá trình này diễn ra hoàn toàn tự động, bạn không cần quan tâm hay tác động gì cả.
    c. Nếu hệ thống của bạn hỗ trợ chức năng "thay nóng" (hot swap) thì bạn thậm chí không cần tắt hệ thống đi mà chỉ cần rút ổ cứng A ra khỏi hệ thống, cắm ổ cứng mới A' vào hệ thống. Hệ thống sẽ tự động nhận diện hệ thống mới và tiến hành quá trình Mirror Auto Rebuild.
    ​Hi vọng bạn đã hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa RAID 1 và Time Machine.

  10. #10
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Ngô Mạnh Tùng
    Được cái tốc độ khởi động với tốc độ copy mà mất find my mac + ko thể cài windows.
    Anh rất tốt nhưng em rất tiếc
    Đầu tư RAID cứng thì sẽ khắc phục được những vấn đề trên chú ơi.
    Trên Macbook thì phải chịu thôi vì Macbook không có RAID cứng. Bản thân việc lắp ổ cứng thứ 2 cho Macbook cũng không nằm trong thiết kế của Apple mà.

 

 

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  
Múi giờ GMT +7. Bây giờ là 05:33 PM.
Diễn đàn sử dụng vBulletin® Phiên bản 4.2.5.
Bản quyền của 2024 vBulletin Solutions, Inc. Tất cả quyền được bảo lưu.
Ban quản trị không chịu trách nhiệm về nội dung do thành viên đăng.