Kết quả 1 đến 2 của 2
  1. #1

    Tùy biến thanh công cụ trên Mac bằng một số lệnh Terminal

    [IMG]http://*************/forum/attachments/1-jpg.13151/[/IMG]



    Xin chia sẻ với các bạn một số cách tùy chỉnh thanh công cụ (Dock) trên Mac bằng lệnh Terminal. Đây là những tính năng đã được tích hợp sẵn trong hệ điều hành nhưng đã bị ẩn đi. Hy vọng các bạn có thể cá nhân hóa thanh công cụ này cho gọn gàng, tiện dụng nhằm làm việc hiệu quả hơn.

    Tất cả những tùy chỉnh dưới đây đều được thực hiện bằng lệnh trong Terminal nên việc đầu tiên là chúng ta phải chạy nó lên (dĩ nhiên rồi ) bằng cách vào folder Utilities (theo mặc định) hoặc nhanh hơn là bấm tổ hợp phím Command + Spacebar và gõ Terminal, nhấn enter. Tiếp theo là nhập các dòng lệnh mà mình trình bày sau đây. Lưu ý là những lệnh này mình áp dụng và hoạt động trên Mac OS X 10.10 Yosemite, bạn nào vẫn còn xài Mavericks thì cũng có thể sử dụng được hầu hết chúng. Mỗi cách chỉnh, mình sẽ trình bày theo dạng tính năng, lệnh và cách phục hồi lại như lúc đầu phòng trường hợp các bạn không vừa ý thì cũng có thể về lại được.

    1. Chỉ hiển thị các ứng dụng đang chạy


    [IMG]http://*************/forum/attachments/2-png.13152/[/IMG]



    Mình có thói quen để khá nhiều ứng dụng sẵn trên dock để khi cần thì bấm vào là sử dụng ngay, không cần tìm bằng Spotlight hay đi tìm thủ công. Tuy nhiên khi làm việc mình chỉ sử dụng một vài trong số những ứng dụng đó nên đôi khi cách làm này cũng khá là rối mắt và không được đẹp. Do đó, bạn có thể dùng cách sau đây để bắt dock chỉ hiện những ứng dụng nào đang chạy mà thôi, khi tắt hoàn toàn ứng dụng thì nó cũng biến mất luôn.




    defaults write com.apple.dock static-only -bool TRUE; killall Dock
    Và để phục hồi lại thanh dock đầy đủ như lúc đầu, đơn giản là thay "TRUE" thành "FALSE" trong câu lệnh trên. Lưu ý là đoạn lệnh "killall Dock" để khởi động lại dock và áp dụng tùy chỉnh của bạn. Một lưu ý khác là nếu đã bật tính năng này lên thì cũng nên tắt Show indicators for open applications (dấu chấm biểu thị ứng dụng đang chạy) trong System Preferences > Dock vì tất cả đang chạy đều đã hiện lên rồi.

    2. Kích hoạt chế độ "Single App"


    Mở cùng lúc nhiều ứng dụng là việc mà chúng ta thường hay làm. Mình thường hay chia đôi màn hình ra để vừa gõ văn bản vừa xem phim. Tuy nhiên vô hình chung cách làm này khiến cho năng suất làm việc giảm đi thấy rõ. Do đó, nếu bạn muốn tập trung làm một việc cụ thể, như gõ văn bản chẳng hạn và không muốn bị phân tâm thì có thể bật chức năng "Single App" lên. Nói nôm na thì khi kích hoạt chế độ này và click vào 1 ứng dụng trên dock, màn hình chỉ hiện một mình cửa sổ của ứng dụng đó và minimize toàn bộ các cửa sổ khác xuống dock. Để kích hoạt bạn vào Terminal và nhập




    defaults write com.apple.dock single-app -bool TRUE; killall Dock
    Cách làm này có vẻ hơi quá cứng nhắc. Đặc biệt là khi bạn đang làm việc gì đó đòi hỏi phải mở 2 cửa sổ cùng lúc, thí dụ như muốn kéo 1 file từ cửa sổ Finder sang Photoshop chẳng hạn. Để tắt chức năng này, Đơn giản các bạn chỉ việc thay "TRUE" thành "FALSE" trong câu lệnh trên.

    3. Thêm một stack tùy biến trên dock để chứa tập tin, ứng dụng vừa mở


    [IMG]http://*************/forum/attachments/3-png.13153/[/IMG]


    Thông thường chúng ta có thể truy cập nhanh vào thư mục Downloads thông qua Stack trên dock. Mặt khác, chúng ta cũng có thể kéo 1 folder chứa các file thường dùng lên trên dock để có thể truy cập nhanh chóng. Mặt khác, Mac cũng có thể tạo sẵn một stack trên dock cho phép chúng ta có thể mở nhanh những tập tài liệu, ứng dụng chạy gần đó,… và không cần phải mở Finder hoặc tìm ứng dụng lại từ đầu. Để mở stack ẩn này, các bạn nhập vào Terminal dòng lệnh




    defaults write com.apple.dock persistent-others -array-add '{"tile-data" = {"list-type" = 1;}; "tile-type" = "recents-tile";}'; killall Dock


    [IMG]http://*************/forum/attachments/3a-png.13154/[/IMG]


    Khi bạn nhập xong, cuối thanh dock sẽ xuất hiện ngay stack ẩn đó và mặc định sẽ hiển thị các ứng dụng mà bạn chạy gần đây. Nếu muốn chỉnh cho stack này hiện các mục khác, các bạn có thể click chuột phải (hoặc control + click)để chuyển đổi qua chế độ hiển thị những mục khác như tài liệu ổ đĩa truy cập gần đó,… Ngoài ra, các bạn cũng có thể nhập thêm 1 câu lệnh như trên nữa để hiện ra thêm stack khác nếu muốn. Ngược lại, các bạn chỉ cần click phải và chọn Remove from Dock để bỏ nó ra khỏi dock nếu không thích.

    4. Thêm khoảng trắng trên dock

    [IMG]http://*************/forum/attachments/4-png.13155/[/IMG]


    Nếu bạn muốn chia thanh dock thành từng khu vực với các nhóm ứng dụng khác nhau thì đây là một trong những cách để thực hiện. Để thêm một khoảng trắng ngăn cách giữa các nhóm ứng dụng nào đó trên dock, các bạn nhập dòng lệnh sau vào Terminal




    defaults write com.apple.dock persistent-apps -array-add '{"tile-type"="spacer-tile";}'; killall Dock
    Cứ mỗi một lần bạn nhập lệnh trên là trên dock lại xuất hiện thêm 1 khoảng trắng. Ngược lại, nếu muốn loại bỏ nó thì các bạn chỉ cần kéo nó ra khỏi dock, hoặc click phải chọn Remove from Dock.

    5. Nhận biết ứng dụng nào đang có cửa sổ ẩn


    [IMG]http://*************/forum/attachments/5-png.13156/[/IMG]


    Đây có thể là tính năng bạn sẽ mở lên và không bao giờ tắt. Về cơ bản thì Mac cho phép bạn ẩn nhanh cửa sổ của một ứng dụng nào đó bằng cách nhấn Command + H (hoặc nhấn Cmd + Option + H để ẩn toàn bộ cửa sổ). Khi đó, cửa sổ đó vẫn chạy nhưng không hề hiện ra trên màn hình. Tuy nhiên, cách làm này xuất hiện một vấn đề là sau đó, các bạn có thể không còn nhớ là mình đã ẩn ứng dụng nào. May mắn là hãng cũng cung cấp cho chúng ta tùy chọn giúp biết được ứng dụng nào đang ẩn bằng cách làm cho biểu tượng của nó mờ đi. Để kích hoạt, các bạn nhập dòng sau vào Terminal




    defaults write com.apple.dock showhidden -bool TRUE; killall Dock
    Và bây giờ hãy thử nhấn Command+H khi đang mở một cửa sổ nào đó xem. Lúc này, biểu tượng của ứng dụng trên dock sẽ mờ đi. Đây chính là dấu hiện nhận biết ứng dụng đó đang có cửa sổ chạy ngầm và hiện đang ẩn. Và để tắt tính năng này nếu muốn, các bạn chỉ đơn giản là thay "TRUE" bằng "FALSE" trong câu lệnh trên.

    6. Thay đổi độ trễ khi thanh dock tự ẩn/hiện

    Một số bạn có thói quen cho thanh dock tự ẩn để tiết kiệm tối đa diện tích màn hình, tạo nhiều không gian hơn để làm việc (chỉnh tại System Preferences > Dock, chọn Automatically hide and show the Dock). Tuy nhiên, một số bạn có thể sẽ khó chịu vì thanh dock sẽ chạy ra, chạy vô từ từ chứ không ẩn, hiện ngay lập tức. Để tùy chỉnh lại, các bạn có thể làm như sau. Đầu tiên thì bên dưới là câu lệnh làm cho tốc độ chạy của dock là bình thường, tương ứng với giá trị mặc định là "1".

    <div style="padding-left: 30px">


    defaults write com.apple.dock autohide-time-modifier -float 1; killall Dock
    </div>Bây giờ nếu các bạn thay bằng giá trị "0" thì dock sẽ chạy mà hoàn toàn không có độ trễ nữa. Mặt khác, nếu thay bằng giá trị "2" thì tốc độ chạy chậm hơn gấp đôi so với 1 và cứ thế đối với những số khác. Các bạn có thể thử để chọn ra con số phù hợp nhất nhé. Để trở về tốc độ mặc định thì đơn giản thôi, các bạn nhập toàn bộ câu lệnh trên (giá trị 1) là xong.

    7. Sử dụng thao tác cuộn để xem các cửa sổ đang mở của một ứng dụng


    [IMG]http://*************/forum/attachments/7-png.13157/[/IMG]


    Đây là một tính năng mà mính thấy khá là hữu dụng. Trước đây, nếu bạn mở nhiều cửa sổ trên 1 ứng dụng cùng một lúc, nếu minimize 1 cửa sổ xuống thì khi nhấn vào biểu tượng ứng dụng, nó chỉ hiện cửa mà bẹn mở gần nhất lên chứ không phải là những cửa sổ như ý muốn. Nếu muốn mở chính xác cửa sổ cần thiết lên thì phải nhấn giữ vào ứng dụng và chọn, khá là bất tiện. Còn đối với tính năng sau đây, bạn chỉ cần dùng thao tác vuốt là có thể xem hết toàn bộ các cửa sổ đang chạy của ứng dụng nào đó rồi. Trong Terminal nhập




    defaults write com.apple.dock scroll-to-open -bool TRUE; killall Dock
    Bây giờ, bạn chỉ cần rê chuột lại biểu tượng trên dock của ứng dụng đang mở nhiều cửa sổ, cuộn lên trên (vuốt 2 ngón tay lên trên) là tất cả các cửa sổ sẽ được hiện ra cho bạn. Nếu không thích tính năng này, các bạn chỉ việc thay "TRUE" bằng "FALSE" trong câu lệnh trên.

    8. Bật hiệu ứng "Suck" khi ẩn minimize cửa sổ


    [IMG]http://*************/forum/attachments/8-jpg.13158/[/IMG]


    Ngoài 2 hiệu ứng minimize cửa sổ thường dùng trên Mac là genie hoặc scale thì Apple cũng trang bị thêm một hiệu ứng ẩn với tên gọi là "Suck". Và đúng như tên gọi của nó, cửa sổ sẽ chạy xuống giống như là đang bị hút vào ứng dụng vậy. Bạn có thể bật nó bằng câu lệnh sau đây:




    defaults write com.apple.dock mineffect suck; killall Dock
    Và nếu muốn tắt, các bạn chỉ cần thay từ "suck" trong câu lệnh thành "genie" hoặc "scale" và nhập lại vào Terminal.

    9. Reset thanh dock lại mặc định ban đầu

    Sau khi đọc vọc toàn bộ những tính năng ẩn trên mà bạn vẫn không vừa ý cái nào và muốn hồi phục lại toàn bộ nguyên trạng ban đầu thì chỉ cần nhập dòng lệnh sau đây là sẽ được như ý.

    <div style="padding-left: 30px">


    defaults delete com.apple.dock; killall Dock
    </div>
    Trên đây là một vài cách tùy chỉnh thanh dock bằng các lệnh Terminal. Chúc các bạn tìm được tùy chọn riêng nhằm có không gian làm việc tuyệt vời và hiệu quả hơn. Xin cám ơn các bạn đã theo dõi. Chúc vui vẻ.

    nguồn: tinhte.Việt Nam!​

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    bài này đã đọc bên tt, tiện nhất là phần 7, mình thấy nhiều lúc phát bực vì hidden windows

 

 

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  
Múi giờ GMT +7. Bây giờ là 04:11 AM.
Diễn đàn sử dụng vBulletin® Phiên bản 4.2.5.
Bản quyền của 2024 vBulletin Solutions, Inc. Tất cả quyền được bảo lưu.
Ban quản trị không chịu trách nhiệm về nội dung do thành viên đăng.