Tổng kim ngạch giữa Hong Kong và Việt Nam đạt khoảng 33 tỷ USD vào năm 2022, tăng 16%. Do vậy, tại Việt Nam có rất nhiều cơ hội đầu tư và kinh doanh mới dành cho Hong Kong. Vậy có bao nhiêu hình thức đầu tư vào Việt Nam bằng vốn Hồng Kông? Hãy cùng Công ty Luật Siglaw tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!

Có bao nhiêu hình thức đầu tư vào Việt Nam bằng vốn Hồng Kông?
Trong bối cảnh sau đại dịch Covid-19, hiện nay trao đổi thương mại song phương giữa Việt Nam và Hong Kong vẫn duy trì đà tăng trưởng tốt. Hồng Kông (Trung Quốc) hiện là một trong những đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Hong Kong đã duy trì trong nhiều năm vị trí là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 5 và đối tác thương mại lớn thứ 8 của Việt Nam.

Về thương mại, Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ tám của Hồng Kông. Năm 2021, kim ngạch xuất nhập khẩu của hai bên đạt 13,5 tỷ USD chủ yếu là các mặt hàng gồm máy tính, các sản phẩm và linh kiện điện tử. Tính đến tháng 11/2022, Việt Nam đã xuất khẩu sang Hồng Kông 10 tỷ USD, nhập khẩu từ Hồng Kông 1,78 tỷ USD, tăng 19,8%.

Về đầu tư, Hồng Kông hiện đứng thứ 5 về vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam với 2.164 dự án, tổng vốn đầu tư đạt gần 29,5 tỷ USD, tập trung vào các lĩnh vực: công nghiệp chế biến, chế tạo, hoạt động kinh doanh bất động sản, sản xuất, phân phối điện, khí, nước… Trong đó có các dự án quy mô lớn, đóng góp quan trọng trong việc phát triển một số lĩnh vực kinh tế của Việt Nam thời gian qua. Hợp tác đầu tư giữa hai bên có sự gắn kết chặt chẽ, bổ trợ lẫn nhau để cùng phát triển.

Các hình thức đầu tư vào Việt Nam bằng vốn Hồng Kông
Các hình thức đầu tư vào Việt Nam bằng vốn Hồng Kông
Theo Luật Đầu tư năm 2020, công ty có vốn Hồng Kông có 5 hình thức đầu tư tại Việt Nam, bao gồm:

Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế có vốn Hồng Kông tại Việt Nam
Hình thức thành lập tổ chức kinh tế đầu tư bằng vốn Hồng Kông vào Việt Nam bao gồm hai phương thức sau:

+ Thành lập công ty có 100% vốn đầu tư Hồng Kông

+ Thành lập công ty vốn Hồng Kông giữa các nhà đầu tư trong nước hoặc Chính phủ trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

Trước khi thành lập tổ chức kinh tế có vốn đầu tư Hồng Kông, nhà đầu tư phải có dự án đầu tư, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với công ty vốn đầu tư Hồng Kông và phải đáp ứng các điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ theo quy định của pháp luật về chứng khoán, về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước và các Điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của công ty có vốn Hồng Kông tại Việt Nam
Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế của công ty có vốn Hồng Kông tại Việt Nam là hình thức đầu tư gián tiếp của các nhà đầu tư Hồng Kông muốn đầu tư tại Việt Nam. Hình thức đầu tư gián tiếp này thông qua việc mua cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác tại các công ty Việt Nam mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Khi thực hiện hình thức đầu tư này, nhà đầu tư cần tuân thủ các hình thức và thủ tục góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp theo quy định của pháp luật Việt Nam điều chỉnh về các hoạt động này.

Thực hiện dự án đầu tư của công ty có vốn Hồng Kông tại Việt Nam
Nhà đầu tư Hồng Kông có thể ký kết hợp đồng đầu tư theo phương thức đối tác công tư (hợp đồng PPP) đây là phương thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp tác có thời hạn giữa Nhà nước và nhà đầu tư tư nhân thông qua việc ký kết hợp đồng PPP để thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia thực hiện dự án đầu tư PPP.

Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC
BCC là hình thức đầu tư được ký kết giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân mới. Hình thức đầu tư này giúp các nhà đầu tư Hồng Kông tiến hành hoạt động đầu tư được nhanh chóng mà không mất thời gian, tiền bạc để thành lập và quản lý một pháp nhân mới được thành lập. Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự. Đối với hợp đồng BCC có ít nhất 1 bên là nhà đầu tư Hồng Kông thì phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.
Ngoài các hình thức đầu tư trên, tuy nhiên đối với một số dự án có vốn Hồng Kông đầu tư sẽ phải được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư:

Dự án đầu tư ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm:
Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô từ 500 ha trở lên;
Dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở vùng khác;
Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
Trên đây là Các hình thức đầu tư vào Việt Nam bằng vốn Hồng Kông. Nếu có thắc mắc gì liên quan đến các hình thức đầu tư vào Việt Nam bằng vốn Hồng Kông bạn có thể liên hệ trực tiếp với Công ty Luật Siglaw để được hỗ trợ!
Xem thêm: Gia hạn giấy phép lao động của công ty luật siglaw.