Nếu bạn đang có ý định đăng ký thành lập một công ty riêng cho mình nhưng lại băn khoăn vì không biết làm thế nào hay phân vân giữa những điều kiện và thủ tục của những loại hình công ty khác nhau. Người ta vẫn thường gọi đây là các công ty start-up. Bài viết này sẽ là câu trả lời chính xác cho tất cả.
Tài sản dùng làm vốn phải chứng minh được là tài sản hợp pháp, thuộc quyền sở hữu của chính người góp. Bạn sẽ phải xuất trình giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản đối với những tài sản cần đăng ký quyền sở hữu. Tài sản góp vốn cần phải là những tài sản có thể định giá, quy đổi bằng tiền việt, chấp nhận tài sản là quyền sở hữu trí tuệ hợp pháp chiếu theo quy định tại điều 35, luật doanh nghiệp 2014.

Phải đảm bảo có sự thống nhất nội bộ về vấn đề góp vốn giữa các bên như tỷ lệ, loại tài sản,.. thường được chứng minh bằng các hợp đồng hoặc giấy thỏa thuận tỷ lệ góp vốn. Về vốn ban đầu hay còn gọi là vốn điều lệ của công ty, người thành lập cần chứng minh được giá trị tài sản góp vốn có giá trị tương đương đúng theo quy định. Những ngành kinh doanh có quy mô càng lớn thì vốn càng lớn.

Ngành nghề đăng ký kinh doanh phải là những ngành hợp pháp, không vi phạm các tiêu chuẩn đã định ra của nhà nước. Đối với các lĩnh vực sau, chủ đầu tư không có quyền đăng ký đầu tư kinh doanh: Lĩnh vực an ninh quốc phòng

Các hoạt động kinh doanh có sự xâm hại đến nhân quyền, sức khỏe và tính mạng của người khác. Trụ sở doanh nghiệp hay còn gọi là địa chỉ tiến hành kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp đó. Địa chỉ cần phải có số nhà, ngõ, đường,.. cụ thể và được xác nhận của địa phương nơi cư trú.

Ngoài ra người đứng đầu doanh nghiệp cần xuất trình được các giấy tờ xác minh từ địa phương nơi đặt trụ sở, văn phòng của mình. Yêu cầu này nhằm giúp nhà nước dễ dàng kiểu soát và kiểm tra các hoạt động kinh doanh hơn. Tên của doanh nghiệp không chỉ là yếu tố tạo nên thương hiệu, mà nó còn phải đảm bảo bao gồm cả loại hình doanh nghiệp như TNHH hay CTCP,..

Tên của công ty phải là duy nhất, có nghĩa là không được phép sử dụng các loại tên đã được đăng ký của các công ty khác. Tên được đặt phải đảm bảo không chứa các từ gây kích động, sai lệch hay chứa các ký hiệu khó hiểu.

Chủ sở hữu công ty TNHH MTV có thể là cá nhân hoặc tổ chức đứng đầu và vận hành. Trong đó bao gồm cả về vốn điều lệ và quyền kiểm soát, trả nợ đối với công ty.

Công ty cổ phần đang được ưa chuộng tại thời điểm này nhờ vào sự đa dạng trong cách góp vốn và huy động vốn. Thông thường các công ty cổ phần là các công ty kinh doanh trong lĩnh vực cần huy động số vốn điều lệ cao, có nhiều thành viên và tổ chức cùng góp vốn.

Tương tự như công ty cổ phần, công ty hợp danh có khá nhiều thành viên (Từ 2 trở lên) nhưng điểm khác biệt lớn giữa 2 loại hình này là công ty hợp danh có 2 thành viên (Trở lên) đứng đầu phải chịu tất cả các trách nhiệm pháp lý còn những thành viên còn lại chỉ góp vốn. Công ty hợp danh dễ vận hành và kiểm soát các hoạt động của công ty nhờ vào số lượng thành viên không quá lớn và các thành viên có trình độ chuyên môn và uy tín cao giúp việc thu hút khách hàng trở nên hiệu quả hơn.

>>> Xem thêm : Hồ sơ thành lập công ty cổ phần - Tất cả các bước thành lập công ty theo luật doanh nghiệp hiện hành

Thành lập công ty/doanh nghiệp là một vấn đề được nhà nước rất khuyến khích hiện nay. Nó trải qua nhiều bước khác nhau và cần phải đáp ứng được những điều kiện cụ thể.

>>> Xem thêm : Đăng ký kinh doanh qua mạng - Những bước cần thực hiện khi thành lập doanh nghiệp