Vật lý trị liệu chữa đau thần kinh tọa không chỉ là các bài tập. Người bệnh có thể được chỉ định các phương pháp như dùng nhiệt, điện, sóng siêu âm và kéo giãn cột sống… Nguyên tắc điều trị bệnh theo phương pháp này gồm: giảm đau, làm mềm cơ và điều trị nguyên nhân.



Các biện pháp vật lý trị liệu chữa đau cột sống rất đa dạng. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ sẽ chỉ định một hoặc phối hợp nhiều phương pháp trong điều trị.

Tập luyện là một cách chữa đau thần kinh tọa bằng vật lý trị liệu

Tác dụng và lưu ý khi thực hiện các bài tập chữa đau thần kinh tọa

Tác dụng chủ yếu của các bài tập vật lý trị liệu là tăng cường sức mạnh của cơ và sự chắc khỏe của xương cốt. Nhờ đó hỗ trợ cơ thể hồi phục. Đồng thời, nó còn giúp các các nhóm cơ ở đùi, thắt lưng hoạt động nhịp nhàng và hiệu quả với dây thần kinh tọa. Nhờ vậy tình trạng đau nhức sẽ được cải thiện.

Thêm vào đó, khi kết hợp các bài tập cùng thuốc theo phác đồ điều trị, người bệnh sẽ nhanh chóng trở lại sinh hoạt bình thường. Tình trạng đau cũng sẽ rất ít khi tái phát. Ngoài ra, các bài tập này còn bảo vệ lưng trong những trường hợp bị chấn thương hoặc giãn cơ.

Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả các bài tập chữa đau thần kinh tọa, ngoài việc thực hiện đúng kỹ thuật, người bệnh còn phải kiên trì. Các chuyên gia khuyên nên dành mỗi ngày từ 30 – 60 phút để tập luyện. Tập liên tục từ 1 tháng trở lên mới cảm nhận được hiệu quả cải thiện bệnh. Ngoài ra, trước khi tập, bạn phải làm nóng cơ để hạn chế các chấn thương. Song song đó, tùy vào tình trạng sức khỏe của mình mà lựa chọn các bài tập phù hợp, tránh tập quá sức.

Một số bài tập cải thiện tình trạng đau thần kinh tọa

Dây thần kinh tọa bắt đầu từ thắt lưng xuống tận gót chân. Do đó, các bài tập cải thiện bệnh này phải bắt đầu từ thắt lưng. Tiếp đó là các nhóm cơ ảnh hưởng trực tiếp đến dây thần kinh này.

Bài tập cho thắt lưng

Nằm ngửa trên sàn, chống hai đầu gối lên và để mở tự nhiên. Đầu kê một cái gối nhỏ. Dùng tay kéo 1 đầu gối hướng về bụng và ngực cho đến khi căng vừa đủ. Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 20 giây. Đổi chân và thực hiện tương tự. Trong 1 lần tập, mỗi chân thực hiện từ 3 – 5 lần.

Bài tập cho cơ đùi sau

Cơ đùi sau là nơi chịu nhiều lực khi mang vác vật nặng. Đồng thời nó cũng giữ vai trò quan trọng để hai chân bước đi. Khi bị đau thần kinh tọa, lượng máu lưu thông đến cơ này không đầy đủ có thể dẫn đến yếu và teo cơ, ảnh hưởng rất lớn đến đi lại. Thực hiện các bài tập cho cơ đùi sau không những phòng chống được vấn đề này mà còn tăng hiệu quả cải thiện bệnh và giảm đau.

Bạn nên lựa chọn vị trí tập ở cầu thang hoặc kê một vật với độ cao tương tự như thế. Một chân làm trụ, chân còn lại đặt lên bậc thang. Tiếp đến là ngả người về phía trước. Giữ nguyên tư thế trong khoảng 20 giây và hít thở sâu. Đổi chân và thực hiện động tác tương tự với chân còn lại. Bạn nên tập mỗi chân từ 3 – 5 lần. Đồng thời, trong lúc tập phải cố gắng giữ cho lưng và chân làm trụ luôn thẳng.

Bài tập cho cơ hình lê

Cơ này nằm chéo ngang dây thần kinh tọa và ở dưới thắt lưng. Tư thế chuẩn bị tương tự bài tập cho thắt lưng. Động tác đầu tiên là gác chân phải qua chân trái sao cho mắt cá chân phải đặt chéo lên đầu gối chân trái. Tiếp đến, dùng tay kéo đầu gối chân trái về phía bụng. Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 20 giây và lặp lại vài lần. Lưu ý trong khi thực hiện bài tập cho cơ hình lê, bạn cần giữ hông thẳng và xương cụt nằm trên sàn.

Phương pháp vật lý trị liệu khác chữa đau thần kinh tọa

Ngoài các phương pháp vật lý trị liệu tại nhà chữa đau thần kinh tọa như đã trình bày, người ta còn dùng đai cố định cột sống, kéo giãn cột sống hoặc điều trị bằng tay.

Đai cố định cột sống thường được sử dụng trong các trường hợp đau nhiều. Tác dụng của nó là giảm áp lực lên đĩa đệm bị thoát vị và tránh làm nặng hơn tình trạng thoái hóa cột sống. Cách điều trị này đặc biệt thích hợp cho những người ngồi nhiều.

Dùng đai cố định cột sống là một trong những phương pháp hỗ trợ cột sống hồi phục chức năng và giảm đau thần kinh tọa.

Kéo giãn cột sống là phương pháp trị liệu hiệu quả trong việc hỗ trợ cột sống về lại cấu trúc ban đầu. Từ đó giảm và loại bỏ hoàn toàn sức ép lên dây thần kinh tọa. Tuy nhiên, cách điều trị này có rất nhiều chống chỉ định. Người bệnh phải thực hiện nhiều xét nghiệm để chắc chắn an toàn trước khi thực hiện.

Cuối cùng, với phương pháp điều trị bằng tay. Các bác sĩ sẽ thực hiện các động tác đẩy cột sống người bệnh. Song song đó là các biện pháp làm mềm cơ cạnh cột sống. Điều này giúp bệnh nhân không bị co cứng cơ, tránh mất cân xứng. Khi vị trí các đốt sống đều đặn nhau, khả năng phục hồi cấu trúc sẽ dễ dàng và nhanh chóng. Tình trạng đau thần kinh tọa sẽ được giải quyết từ gốc vấn đề.

Bên cạnh đó, trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày, ngoài việc cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng cần thiết, bạn cần biết đau thần kinh tọa kiêng ăn gì và nên ăn gì. Điều này sẽ rút ngắn được thời gian vật lý trị liệu đau dây thần kinh tọa bệnh và giảm nhanh tình trạng đau nhức. Đồng thời, kiêng một số thực phẩm và đồ uống còn giúp bạn phòng chống được tình trạng teo cơ.