Bệnh trĩ là căn bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, khiến họ cảm thấy đau đớn, khó chịu,.. nếu không được phát hiện kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hại như: hoại tử hậu môn, ung thư hậu môn, thậm chí tử vong.

Bệnh trĩ được phân chia thành 3 loại cơ bản: bệnh trĩ nội, bệnh trĩ ngoạibệnh trĩ hỗn hợp. Ở giai đoạn đầu, bệnh trĩ có những biểu hiện thường gặp như đau rát hậu môn, gặp nhiều khó khăn trong việc đi vệ sinh, cảm giác ngứa ngáy tại vùng trực tràng – hậu môn. Khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng hơn sẽ xuất hiện tình trạng đi phân có lẫn máu hoặc máu nhỏ giọt màu đỏ tươi, búi trĩ sa xuống gây khó khăn trong việc ngồi, vận động.

Dựa theo mức độ bệnh của từng dạng bệnh trĩ khác nhau mà sẽ có những cấp độ tương ứng cụ thể:

[b]Cấp độ của bệnh trĩ ngoại: bệnh trĩ ngoại xuất hiện bên ngoài hậu môn, có nhiều dây thần kinh cảm giác nên sẽ gây đau đớn, vướng víu khi di chuyển và cũng được chia làm 4 cấp độ cơ bản:
  • Cấp độ 1: Búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn có thể sờ và cảm giác được.
  • Cấp độ 2: Trĩ lòi ra ngoài hậu môn kèm theo các búi tĩnh mạch nằm ngoằn nghèo.
  • Cấp độ 3: Búi trĩ phát triển to, làm nghẹt, tắc lỗ thông hậu môn, gây đau đớn, chảy máu khi đi vệ sinh.
  • Cấp độ 4: Các búi trĩ bị viêm nhiễm gây sưng đau kèm theo biểu hiện ngứa ngáy.

Cấp độ bệnh trĩ hỗn hợp: bệnh trĩ hỗn hợp chính là sự kết hợp giữa trĩ nội và trĩ ngoại ở giai đoan muộn. Vì vậy nên thật khó để được phân định chính xác các giai đoạn của bệnh trĩ hỗn hợp. Khi bị trĩ hỗn hợp sẽ có những biểu hiện như: phần trên có màu đỏ tươi, mềm, phần dưới có màu sậm, khô ráo.

Cấp độ của bệnh trĩ nội: bệnh trĩ nội hình thành bên trong hậu môn và trên đường lược do sự căng giãn quá mức của các tĩnh mạch hình thành nên búi trĩ, với 4 giai đoạn:
  • Cấp độ 1: Người bệnh đi cầu ra máu, máu dính trong phân. Lượng máu ra ít, nhỏ giọt, thành tia, hoặc dính giấy vệ sinh, đau rát hoặc không. Giai đoạn này búi trĩ chưa hình thành.
  • Cấp độ 2: Búi trĩ đã phát triển to hơn, có thể sa ra ngoài hậu môn khi đi vệ sinh hoặc tự động co lại vào bên trong.
  • Cấp độ 3: Tần suất búi trĩ sa ra nhiều hơn và không tự co lại được. Lúc này người bệnh phải dùng tay để ấn nhẹ vào, đồng thời kích thước của búi trĩ cũng lớn hơn, có màu đỏ tươi.
  • Cấp độ 4: Búi trĩ to, luôn sà ra ngoài gây bất tiện trong việc đi lại, vận động, nằm và kèm theo đau rát, khó chịu.