Bệnh trĩ là một bệnh hậu môn - trực tràng có tỷ lệ mắc rất phổ biến hiện nay. Bệnh trĩ xuất hiện với các biểu hiện sưng đau, chảy máu, ngứa rát vùng hậu môn, sa búi trĩ ra ngoài,… Nguyên nhân bệnh trĩ thường do phần dưới cơ thể căng thẳng và chịu áp lực quá mức và thường xuyên. Bệnh trĩ là bệnh mãn tính, do đó, việc thay đổi chế độ ăn uống và luyện tập thể dục đóng vai trò không nhỏ đến việc điều trị khỏi bệnh hay ngăn ngừa diễn tiến bệnh nặng hơn. Những bài tập giúp tăng lưu thông máu tại vùng xương chậu và hậu môn sẽ giúp các tĩnh mạch phục hồi sự dẻo dai và đàn hồi vốn có. Nhưng không phải bài tập nào cũng thích hợp cho đối tượng bị trĩ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bệnh trĩ ngay những bài tập và động tác làm co búi trĩ qua bài viết sau!

Bài tập Kegel: Bài tập này rất tốt cho đối tượng bệnh trĩ. Bài tập Kegel ban đầu được mô tả bởi Arnold Kegel Henry, bác sĩ phụ khoa của Mỹ vào năm 1948. Đây là bài tập làm khỏe cơ sàn chậu và hỗ trợ các cơ quan sinh dục.
Hướng dẫn bài tập Kegel cho nam: để thực hiện các bài tập Kegel, đầu tiên bạn cần phải xác định vị trí cơ sàn chậu bằng cách dừng tiểu trong khi đi tiểu. Nhưng, bạn cũng có thể sử dụng một cách khác liên quan đến việc tưởng tượng rằng bạn đang dừng việc xì hơi mà không làm chặt bụng hoặc mông. Một khi bạn đã xác định được vị trí cơ này, bạn sẽ cần phải thực hiện các động tác tương tự như đã đề cập – thắt chặt các cơ ít nhất 10 giây và sau đó giải phóng chúng và lặp lại động tác 4 đến 5 lần, ba lần một ngày.
Hướng dẫn bài tập Kegel cho nữ: để tập bài tập này, trước tiên bạn cần xác định vị trí cơ sàn chậu. Hãy thử ngừng tiểu khi bạn đang đi tiểu, dòng nước tiểu ngưng bởi cơ sàn chậu sẽ khép chặt lại. Khi tập Kegel, bạn cần thắt chặt tương tự và giữ như vậy trong 10 giây và nên lặp lại động tác này 4 – 5 lần liên tiếp. Tốt nhất là mới khởi đầu bạn nên tập khi đang nằm xuống. Trường hợp bạn đã quen với Kegel, bạn có thể tập bài tập Kegel hầu như bất cứ lúc nào tại bất cứ nơi đâu, như tại bàn làm việc, đi ăn với bạn bè, lúc ngồi xem phim…
Bài tập này không chỉ có lợi cho cả nam và nữ đang mắc bệnh trĩ, mà còn cả trong chuyện chăn gối nếu bạn duy trì sự tập luyện thường xuyên. Hãy bắt đầu tập luyện ngay hôm nay nhé!
Bài tập cho vùng hậu môn: đan chéo 2 chân, hai tay chống eo, đồng thời nhíu hậu môn lại (co hậu môn) duy trì tình trạng này trong 5 giây. Sau đó trở lại trạng thái bình thường, kết hợp với hơi thở điều hòa. Lặp lại động tác từ 15-20 lần trong ngày. Ngồi trong tư thế hai chân đan chéo, hai tay chống eo và đứng dậy từ từ, trong lúc đứng dậy thì co hậu môn duy trì trong 5 giây. Sau đó thả lỏng cơ thể và ngồi xuống tư thế ban đầu. Lặp lại động tác 15-20 lần trong ngày. Co thắt hậu môn: đây là bài tập đơn giản nhất, bạn có thể tập mọi lúc mọi nơi trong mọi tư thế (đứng, nằm, ngồi). Trước hết hãy thả lỏng toàn thân, tập trung tinh thần vào phần bụng dưới, hít vào từ từ, khép và ép chặt hai bên mông, đùi lại với nhau, lưỡi cong đưa lên áp vào hàm trên. Cùng lúc co thắt và thót vùng hậu môn lại như khi nhịn đại tiện. Nín thở và giữ nguyên tư thế này trong vài giây rồi từ từ thở ra, thả lỏng cơ vùng hậu môn về bình thường, lưỡi đưa xuống. Làm khoảng 20 – 30 lần, mỗi ngày tập 2 – 3 lần.
Yoga: Yoga và các động tác giãn duỗi cơ rất tốt cho điều trị và ngăn ngừa bệnh trĩ. Khi tập Yoga, bạn nên tập trung vào dãn duỗi các cơ vùng bụng và đùi nếu đang mắc trĩ. Cố gắng đứng thẳng và nhấc 1 chân lên 900 về phía trước. Lặp lại thao tác này trong 3 đến 10 phút nếu bạn có thể để gia tăng lưu lượng máu về vùng hậu môn, trực tràng, làm nhanh lành vết loét và giảm đau nhanh hơn.
Đối với bệnh trĩ ngoại, bạn cố gắng đứng thẳng sau đó dồn hết trọng lực lên ngón chân, vươn tay lên cao, gập người xuống để ngón tay chạm sàn (nếu có thế). Động tác này sẽ giúp co kéo cơ vùng hậu môn và giúp ngăn trĩ ngoại hình thành. Tập thể dục rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải môn thể thao hay bài tập nào người bệnh trĩ cũng có thể thực hiện. Với những môn thể đòi hỏi thể lực mạnh như bóng đá, chạy tiếp sức, hay ngồi 1 chỗ như đạp xe… và các bài tập dồn trọng lực vào phần dưới nhiều như tập squat, đẩy tạ,… không khuyến khích cho đối tượng bị trĩ.

Việc tập luyện thường xuyên cũng chỉ cách điều trị bệnh trĩ nhẹ khỏi hoặc có tác dụng hỗ trợ điều trị. Thêm vào đó, người mắc bệnh trĩ nên dùng các thuốc chữa bệnh trĩ từ thảo dược đặc trị trĩ như Rutin, Giấp cá, Đương quy, Hạt dẻ ngựa,… cùng chế độ ăn giàu chất xơ, uống nhiều nước kết hợp mới có hiệu quả cao trong “cuộc chiến” chống trĩ.

View more random threads: