Kết quả 1 đến 9 của 9
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    22

    Macbook pro MGX72 tốn RAM

    Em mới dùng Mac nên cũng chưa biết nhiều, các bác cho e hỏi máy mac của e khi bật lên RAM sử dụng hơn 3GB RAM rồi ( máy RAM 8GB ) là bình thường hay không? E thấy e bật 1 cửa sổ photoshop lên và firefox máy lên đến 7GB RAM rồi, các bác cho e hỏi có cách nào tối ưu RAM cho Mac ko, chứ e thấy máy dùng ít như vậy mà đã lên đến gần 8GB rồi, hix

    [IMG]http://*************/forum/attachments/screen-shot-2014-09-12-at-8-12-13-am-png.6777/[/IMG]

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Vậy là bình thường mà bạn, không có gì phải lo, miễn máy chạy mượt là ok, mình thấy Cached RAM đã là 1.55GB. Máy mình dụng RAM cũng vậy thôi.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    203
    Không có j đâu bạn, MGX72 mình cũng thế nhưng máy không chậm là ok r

  4. #4
    6. Nâng cao: Tìm hiểu thêm về bộ nhớ trong OS X 10.9 Mavericks.
    Ở thời điểm hiện tại, giá phần cứng cũng đã hạ khá thấp nên việc nâng cấp RAM từ mức 4GB lên 8GB cũng không còn quá điều quá xa xỉ đối với nhiều người. Tuy nhiên đã bao giờ bạn tự đặt câu hỏi là mình có thực sự cần nâng cấp RAM? Mình tin là ít người đọc bài viết đến thời điểm này có thể tự tin mà khẳng định "tôi cần nâng cấp RAM".

    Rất nhiều người bị vướng vào suy nghĩ "Máy khởi động xong đã gần hết RAM" hoặc "10.9 ngốn RAM quá". Mình đã có bài viết về vấn đề này, chi tiết ở đây:(Đăng nhập hoặc đăng ký để thấy link)
    giúp các bạn hiểu rằng không phải lúc nào "hết RAM" cũng thực sự là máy hết bộ nhớ. Trong bài viết này, mình muốn giới thiệu thêm với các bạn về một trong những tính năng được coi là đột phá của 10.9 Mavericks, đó là Compressed Memory.

    Thực ra Compressed Memory không phải là điều gì đó quá mới mẻ. Nếu các bạn tiếp xúc với máy tính vào những năm 1990 hay đầu những năm 2000, khi mà phần cứng còn đắt như vàng, thì có lẽ các bạn đã từng nhìn thấy những phần mềm dạng như RAM Doubler hoặc Memory Doubler... chạy trên MAC hay trên Windows. Về nguyên tắc hoạt động thì chúng đều làm thao tác là nén dữ liệu trước khi đưa lên RAM và đều đưa ra cảnh báo là "dung lượng RAM tăng lên đồng nghĩa với việc CPU sẽ xử lý chậm đi". Bởi vì CPU sẽ phải nén dữ liệu trước khi đưa lên RAM và việc này sẽ chiếm một phần không nhỏ CPU load.

    Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của CPU như hiện nay, CPU đã có nhiều lõi hơn thì việc sử dụng CPU để nén dữ liệu trước khi đưa lên RAM không còn là vấn đề quá lớn. Vì thế Apple đã đưa tính năng Compressed Memory vào 10.9 Mavericks như một phần của hệ thống chứ không còn là phần mềm của hãng thứ ba nữa.
    [IMG]http://*************/forum/attachments/screen-shot-2014-08-04-at-22-37-03-png.5488/[/IMG]
    • Ở hình chụp này, máy của mình có 8GB RAM (Physical Memory).
    • Trong quá trình chạy, tổng dung lượng bộ nhớ mà OS X và các phần mềm yêu cầu là 15.91GB (Virtual Memory). Con số này không phải là dung lượng bộ nhớ thực tế mà hệ thống có thể đáp ứng, cũng không phải là dung lượng bộ nhớ thực tế mà các phần mềm chiếm dụng, nó chỉ là con số do phần mềm tính toán đưa ra mà thôi.
    • Thực tế hệ thống đã dùng hết 8GB RAM (Memory Used), tức là trên 2 thanh RAM của mình không trống một tí nào.
    • Để đáp ứng yêu cầu của các phần mềm, OS X sẽ giải phóng hết bộ nhớ của các ứng dụng đang không hoạt động đồng thời cố gắng nén bộ nhớ lại trước khi đưa lên RAM. Lượng bộ nhớ được nén lại là 3.78GB (Compressed)
    • Nếu quá trình nén bộ nhớ vẫn không giúp cho hệ thống có đủ lượng bộ nhớ cần thiết để hoạt động, nó sẽ sử dụng ổ cứng (HDD/SSD) để làm bộ nhớ tạm thời. Lượng bộ nhớ tạm thời được tạo trên SSD của mình ở thời điểm đó là 1.65GB (Swap Used). Ổ cứng cho dù là SSD hay SSD chạy RAID 0 thì tốc độ cũng còn thua rất xa tốc độ truy xuất dữ liệu của RAM nên Swap Used càng nhiều thì hiệu năng hoạt động của hệ thống sẽ càng giảm đi.
    • Biểu đồ màu mè ở giữa hình ảnh cho ta biết mức độ nén bộ nhớ của hệ thống.<ul>
      <li>Màu xanh cho ta biết máy tự quản lý bộ nhớ tốt, chúng ta không cần quan tâm.
    • Màu vàng cho ta biết máy đang phải nén bộ nhớ ở mức cao.
    • Màu đỏ cho ta biết máy đã nén bộ nhớ hết mức nhưng vẫn không đủ, phải sử dụng Swap file.
    </li>
    </ul>Dựa vào biểu đồ đó, chúng ta sẽ biết:
    • Nếu biểu đồ toàn màu xanh, bạn hoàn toàn không cần nâng RAM.
    • Nếu biểu đồ xuất hiện nhiều màu vàng, đó là lúc bạn cần cân nhắc nâng RAM.
    • Nếu biểu đồ xuất hiện nhiều màu đỏ, đó là lúc bạn cần nâng RAM càng sớm càng tốt.
    (Nguồn: (Đăng nhập hoặc đăng ký để thấy link)
    )

  5. #5
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    3
    Thanks các bác nhiều nhé . Bây giờ e đã hiểu thêm về RAM của Mac và yên tâm để sử dụng. Mọi khi cứ thấy gần hết Ram cứ thấy lo lo.hihi

  6. #6
    Sao máy mình xanh lè loẹt thế này mà cứ bật pts cs6 lên là chậm vs cái xoáy xoáy hiện lên liên tục nhỉ,chẳng biết h nâng cấp ram hay ssd nữa chứ dùng thế này bực quá, cứ như đang dùng máy win chip celeron ấy >"<

  7. #7
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    SSD, SSD là ưu tiên số 1. Ổ cứng đọc chậm thì RAM có nhiều thế chứ nhiều nữa cũng vô ích.

  8. #8
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    lên ssd đi b, m cũng mới up, chạy nhanh hơn hẳn

  9. #9
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi mitdac24581
    6. Nâng cao: Tìm hiểu thêm về bộ nhớ trong OS X 10.9 Mavericks.
    Ở thời điểm hiện tại, giá phần cứng cũng đã hạ khá thấp nên việc nâng cấp RAM từ mức 4GB lên 8GB cũng không còn quá điều quá xa xỉ đối với nhiều người. Tuy nhiên đã bao giờ bạn tự đặt câu hỏi là mình có thực sự cần nâng cấp RAM? Mình tin là ít người đọc bài viết đến thời điểm này có thể tự tin mà khẳng định "tôi cần nâng cấp RAM".

    Rất nhiều người bị vướng vào suy nghĩ "Máy khởi động xong đã gần hết RAM" hoặc "10.9 ngốn RAM quá". Mình đã có bài viết về vấn đề này, chi tiết ở đây:(Đăng nhập hoặc đăng ký để thấy link)
    giúp các bạn hiểu rằng không phải lúc nào "hết RAM" cũng thực sự là máy hết bộ nhớ. Trong bài viết này, mình muốn giới thiệu thêm với các bạn về một trong những tính năng được coi là đột phá của 10.9 Mavericks, đó là Compressed Memory.

    Thực ra Compressed Memory không phải là điều gì đó quá mới mẻ. Nếu các bạn tiếp xúc với máy tính vào những năm 1990 hay đầu những năm 2000, khi mà phần cứng còn đắt như vàng, thì có lẽ các bạn đã từng nhìn thấy những phần mềm dạng như RAM Doubler hoặc Memory Doubler... chạy trên MAC hay trên Windows. Về nguyên tắc hoạt động thì chúng đều làm thao tác là nén dữ liệu trước khi đưa lên RAM và đều đưa ra cảnh báo là "dung lượng RAM tăng lên đồng nghĩa với việc CPU sẽ xử lý chậm đi". Bởi vì CPU sẽ phải nén dữ liệu trước khi đưa lên RAM và việc này sẽ chiếm một phần không nhỏ CPU load.

    Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của CPU như hiện nay, CPU đã có nhiều lõi hơn thì việc sử dụng CPU để nén dữ liệu trước khi đưa lên RAM không còn là vấn đề quá lớn. Vì thế Apple đã đưa tính năng Compressed Memory vào 10.9 Mavericks như một phần của hệ thống chứ không còn là phần mềm của hãng thứ ba nữa.
    [IMG]http://*************/forum/attachments/screen-shot-2014-08-04-at-22-37-03-png.5488/[/IMG]
    • Ở hình chụp này, máy của mình có 8GB RAM (Physical Memory).
    • Trong quá trình chạy, tổng dung lượng bộ nhớ mà OS X và các phần mềm yêu cầu là 15.91GB (Virtual Memory). Con số này không phải là dung lượng bộ nhớ thực tế mà hệ thống có thể đáp ứng, cũng không phải là dung lượng bộ nhớ thực tế mà các phần mềm chiếm dụng, nó chỉ là con số do phần mềm tính toán đưa ra mà thôi.
    • Thực tế hệ thống đã dùng hết 8GB RAM (Memory Used), tức là trên 2 thanh RAM của mình không trống một tí nào.
    • Để đáp ứng yêu cầu của các phần mềm, OS X sẽ giải phóng hết bộ nhớ của các ứng dụng đang không hoạt động đồng thời cố gắng nén bộ nhớ lại trước khi đưa lên RAM. Lượng bộ nhớ được nén lại là 3.78GB (Compressed)
    • Nếu quá trình nén bộ nhớ vẫn không giúp cho hệ thống có đủ lượng bộ nhớ cần thiết để hoạt động, nó sẽ sử dụng ổ cứng (HDD/SSD) để làm bộ nhớ tạm thời. Lượng bộ nhớ tạm thời được tạo trên SSD của mình ở thời điểm đó là 1.65GB (Swap Used). Ổ cứng cho dù là SSD hay SSD chạy RAID 0 thì tốc độ cũng còn thua rất xa tốc độ truy xuất dữ liệu của RAM nên Swap Used càng nhiều thì hiệu năng hoạt động của hệ thống sẽ càng giảm đi.
    • Biểu đồ màu mè ở giữa hình ảnh cho ta biết mức độ nén bộ nhớ của hệ thống.<ul>
      <li>Màu xanh cho ta biết máy tự quản lý bộ nhớ tốt, chúng ta không cần quan tâm.
    • Màu vàng cho ta biết máy đang phải nén bộ nhớ ở mức cao.
    • Màu đỏ cho ta biết máy đã nén bộ nhớ hết mức nhưng vẫn không đủ, phải sử dụng Swap file.
    </li>
    </ul>Dựa vào biểu đồ đó, chúng ta sẽ biết:
    • Nếu biểu đồ toàn màu xanh, bạn hoàn toàn không cần nâng RAM.
    • Nếu biểu đồ xuất hiện nhiều màu vàng, đó là lúc bạn cần cân nhắc nâng RAM.
    • Nếu biểu đồ xuất hiện nhiều màu đỏ, đó là lúc bạn cần nâng RAM càng sớm càng tốt.
    (Nguồn: (Đăng nhập hoặc đăng ký để thấy link)
    )
    cảm ơn anh . vì kinh nghiệm này

 

 

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  
Múi giờ GMT +7. Bây giờ là 06:16 PM.
Diễn đàn sử dụng vBulletin® Phiên bản 4.2.5.
Bản quyền của 2024 vBulletin Solutions, Inc. Tất cả quyền được bảo lưu.
Ban quản trị không chịu trách nhiệm về nội dung do thành viên đăng.