Phỏng vấn xin visa đi Mỹ và thông tin trong bản khai DS160 là 2 điều kiện tiên quyết để giúp bạn có được kết quả khi làm visa đi Mỹ mà không phải nhiều người biết điều này.

Quy trình gia hạn visa đi Mỹ đơn giản, chính xác nhất

Rất nhiều sai lầm, ngộ nhận trong quá trình làm hồ sơ xin visa Mỹ cũng như trong quá trình phỏng vấn xin visa Mỹ khiến visa Mỹ bị từ chối. Umove Travel muốn chia sẽ những sai lầm khi phỏng vấn visa Mỹ mà khách hàng hay mắc phải nhất để các bạn tự rút kinh nghiệm cho mình với mong muốn có kết quả visa Mỹ tốt nhất:
Sai lầm số 1:
Chuẩn bị thật nhiều giấy tờ càng nhiều càng tốt, nếu bạn đã từng phỏng vấn ở Đại sứ quán Mỹ thì bạn sẽ biết là nhân viên lãnh sự gần như không bao giờ hỏi bạn các giấy tờ liên quan đến các vấn đề tài chính, công việc và nhân thân nhân của bạn

Sai lầm số 2:
Học thuộc lòng và trả lời trôi chảy các câu trả lời đã được đưa ra từ trước bởi các công ty du lịch, hoặc người thân. Hãy nhớ rằng nhân viên lãnh sự nhận biết và cảm giác được việc chuẩn bị học thuộc lòng của bạn và khi hỏi các câu hỏi khác thì bạn lại tỏ ra không biết gì kiểu như ‘chệch tủ”

Sai lầm số 3:
Chủ động đưa các giấy tờ chứng minh tài chính, công việc và nhân thân cho nhân viên lãnh sự xem. Hãy nhớ rằng bạn chỉ có 5-10 phút để phỏng vấn nên nhân viên lãnh sự sẽ muốn nghe hơn là muốn xem hồ sơ của bạn nhé. Vì vậy, hãy tận dụng thật tốt thời gian phỏng vấn của bạn để trao đổi và thuyết phục nhân viên lãnh sự

Sai lầm số 4:
Thể hiện thái độ hoặc tình cảm trong khi chờ đợi và quan sát các trường hợp phỏng vấn trước và sau mình, kiểu như: cười khẩy, tỏ ra thương hại, quá ngạc nhiên với kết quả, nói chuyện to trong khi chờ đợi, vỗ vai an ủi, thì thầm vào tai người khác… tất cả các cử chỉ này đều được cho là không lịch sự khi bạn chờ đến lượt phỏng vấn xin visa Mỹ của mình và nó ít nhiều ảnh hưởng bất lợi đến kết quả xin visa Mỹ của mình. Hãy cứ quan sát và rút kinh nghiệm cho bản thân từ các trường hợp trước nhưng hãy giữ trong lòng cho riêng mình thôi.

xin visa đi mỹ

Sai lầm số 5:
Chuẩn bị chưa đủ tốt cho buổi phỏng vấn: như đi muộn(lưu ý rằng nếu muộn hơn so với quy định 20 phút bạn sẽ không được vào phỏng vấn), chuẩn bị giấy tờ chưa tốt như (mã vạch bị mờ, mã vạch in ra chưa chuẩn: bị mất 1 đoạn cuối cùng), hoặc số tham chiếu không trùng khớp trong bản xác nhận với lịch hẹn, không mang giấy tờ tùy thân… Người ta nói chuẩn bị tốt là thắng lợi 50% rồi vì vậy hãy chuẩn bị kỹ lượng cho buổi phỏng vấn quan trọng này.

Sai lầm số 6:
Không xem lại hoặc trao đổi về bản khai DS160 với đại lý làm cho bạn hoặc người giúp bạn khai thông tin để nắm bắt được các thông tin đã được khai trên DS160 chính xác là gì? Nhiều người lầm tưởng mình đã đưa thông tin cho công ty du lịch hoặc người thân khai hộ rồi thì chắc chắn là họ sẽ khai đúng như vậy.Nhưng không phải vậy,họ có thể làm sai lệch thông tin mà bạn đưa nhằm mục đích giúp hồ sơ của bạn tốt lên hoặc đơn giản là nhầm lẫn dẫn đến khi trả lời phỏng vấn bạn đã đưa ra thông tin không khớp với bản khai và được cho là nói dối thông tin

Sai lầm số 7:
Nghe mọi người đồn và rỉ tai nhau rằng nếu khai có người họ hàng bên mỹ thì khả năng có được visa Mỹ là thấp vì họ sợ bạn sẽ ở lại với những người họ hàng đó. Không phải vây đâu nhé, họ sẽ căn cứ những thông tin bạn khai trên đơn khai và có những kênh thông tin để kiểm chứng nó cũng như dựa vào buổi phỏng vấn của bạn

Sai lầm số 8:
Nghĩ rằng họ không xem những giấy tờ bạn cung cấp như giấy tờ tài chính, công việc, nhân thân thì có thể nói quá sự thật lên chút cho đẹp hồ sơ như lương, hay làm sai sự thật về tình trạng hôn nhân, ngày tháng năm sinh… Tất cả những điều này không thể qua mắt được những nghiệp vụ kiểm tra thông tin của nhân viên lãnh sự. Vì vậy, hãy thành thật, bởi chỉ khi thành thật bạn mới tự tin thể hiện bản thân mình được.

Sai lầm số 9:
Nhiều người cho rằng Đại sứ quán có những vùng cấm hoặc khó khăn hơn cho những người đến từ các thành phố có lịch sử trốn ở lại cao như Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Hải Dương… nhưng không phải vậy. Đại sứ quán Mỹ không hạn chế số lượng cấp visa hàng ngày cũng như hạn chế các đương đơn đển từ thành phố mà mọi người vẫn hay gọi là “danh sách đen”

Sai lầm số 10:
Nói dối, Bạn nghĩ rằng họ không kiểm chứng thông tin qua giấy tờ nên có thể nói dối khi được hỏi các câu hỏi liên quan đến công việc, tài chính hay nhân thân hoặc bất kỳ câu hỏi nào đó thì bạn có thể nói dói được. Hãy ghi nhớ rằng họ có các kênh thông tin để kiểm chứng các thông tin đó là giả hay thật bạn nhé.

Sai lầm số 11:
Trả lời ngập ngừng hoặc suy nghĩ quá lâu trước khi trả lời cũng làm cho nhân viên lãnh sự nghi vấn về việc bạn đang loanh quanh hoặc tìm cách che dấu một sự thật nào đó. Vì vậy hãy chú ý đến cách trả lời của mình sao cho thật tự nhiên, thoải mái nhất