1/ Khái niệm và cách phân loại giá thành sản phẩm
a/ Giá thành sản phẩm là gì?

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến sản phẩm đã hoàn thành theo quy định.

Trong giá thành sản phẩm chỉ bao gồm những chi phí tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất mà không bao gồm những chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.

Tham khảo thêm các bai viết sau:
+ tái cơ cấu ngân hàng
+ học chế tín chỉ

b/ Phân loại giá thành sản phẩm:

– Phân loại theo thời điểm tính và nguồn số liệu tính giá thành:

Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm được chia làm 3 loại:

+ Giá thành kế hoạch: Là giá thành trước khi bắt đầu sản xuất của kỳ kế hoạch, giá thành kế hoạch biểu hiện bằng tiền của tổng số các chi phí tính theo định mức và dự toán cần thiết để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm kỳ kế hoạch.

+ Giá thành định mức: Là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm và được xác định trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch.

+ Giá thành thực tế: Là giá thành được xác định sau khi đã hoàn thành việc sản xuất sản phẩm, căn cứ vào các chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm. Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

– Phân theo phạm vi phát sinh chi phí:

Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm được phân làm 2 loại:

+ Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng) là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất.

Trong giá thành sản xuất bao gồm các chi phí: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm đã hoàn thành. Giá thành sản xuất của sản phẩm được sử dụng ghi sổ kế toán thành phẩm nhập kho hoặc giao cho khách hàng và là căn cứ để tính toán giá vốn hàng bán, lợi nhuận gộp ở các doanh nghiệp sản xuất.

+ Giá thành toàn bộ (Giá thành đầy đủ) là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Giá thành toàn bộ = Giá thành sản xuất + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp

Giá thành toàn bộ của sản phẩm chỉ được tính toán xác định khi sản phẩm được tiêu thụ, đồng thời là căn cứ tính toán, xác định lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp.

Chỉ tiêu giá thành có ý nghĩa trong lãnh đạo và quản lý kinh tế, giá thành là chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật tổng hợp được dùng để đánh giá chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, tính toán chính xác giá thành là cơ sở để xác định giá bán hợp lý, là cơ sở để kiểm tra tình hình thực hiện các định mức tiêu hao, là căn cứ để xác định kết quả sản xuất kinh doanh.

2/ Phân tích mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm, thực tế cả hai đều biểu thị về lao động sống và lao động vật hoá, đều dùng chỉ tiêu thước đo tiền tệ, ngoài ra chi phí sản xuất là căn cứ số liệu để tính giá thành sản phẩm và việc quản lý giá thành phải gắn liền với việc quản lý chi phí sản xuất.

– Về thực chất, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt khác nhau của quá trình sản xuất, biểu hiện: Chi phí sản xuất phản ảnh mặt hao phí sản xuất, còn giá thành sản phẩm phản ảnh kết quả sản xuất.

– Về mặt giá trị chi phí sản xuất trong một kỳ có thể nhỏ hơn, lớn hơn hoặc bằng giá thành sản phẩm trong kỳ đó vì giá thành sản phẩm trong kỳ không bao gồm chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ nhưng lại có chi phí sản xuất dở dang kỳ trước chuyển sang.

3/ Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Để có được những thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đầy đủ, chính xác đòi hỏi phải tổ chức tốt công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Nguồn : https://luanvan1080.com/gia-thanh-san-pham-la-gi.html