1/ Khái niệm chính sách tỷ giá
Theo nghĩa rộng, chính sách tỷ giá là những hoạt động của Chính phủ (mà đại diện thường là NHTW) thông qua một chế độ tỷ giá nhất định (hay cơ chế điều hành tỷ giá) và hệ thống các công cụ can thiệp nhằm duy trì một mức tỷ giá cố định hay tác động để tỷ giá biến động đến một mức cần thiết phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia.

Theo nghĩa hẹp, chính sách tỷ giá là những hoạt động của NHTW thông qua cơ chế điều hành tỷ giá và hệ thống các công cụ can thiệp nhằm đạt được một mức tỷ giá nhất định, để tỷ giá tác động tích cực đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của quốc gia.

Tham khảo thêm các bài viết sau:
+ dự án kinh doanh nhà hàng
+ tín dụng ngân hàng thương mại

2/ Mục tiêu của chính sách tỷ giá
a/ Ổn định giá cả trong chính sách tỷ giá
Với các yếu tố khác không đổi, khi phá giá nội tệ (tức tỷ giá tăng), làm cho giá hàng hoá nhập khẩu (bao gồm hàng tiêu dùng và nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị cho sản xuất trong nước) tính bằng nội tệ tăng. Giá hàng hoá nhập khẩu tăng làm cho mặt bằng giá cả chung của nền kinh tế tăng, tức gây lạm phát.

Tỷ giá tăng càng mạnh và tỷ trọng hàng hóa nhập khẩu càng lớn thì tỷ lệ lạm phát càng cao. Điều này được thể hiện thông qua công thức:

Pt = Alpha x P + (1 – ) x E x P*

– Alpha – là tỷ trọng hàng hoá sản xuất trong nước

– (1 – ) là tỷ trọng hàng hoá nhập khẩu

– P – là mức giá cả hàng hoá sản xuẩttong nước tính bằng nội tệ

– P* – là mức giá cả hàng hoá nhập khẩu tính bằng ngoại tệ

– E – là tỷ giá (số đơn vị nội tệ trên 1 đơn vị ngoại tệ)

– Pt – là mức giá cả hàng hoá chung của nền kinh tế

Ngược lại, khi nâng giá nội tệ (tức tỷ giá giảm), làm cho giá hàng hoá nhập khẩu tính bằng nội tệ giảm, tạo áp lực giảm lạm phát.

Qua phân tích thấy được, chính sách tỷ giá có thể được sử dụng như một công cụ hữu hiệu nhằm đạt được mục tiêu ổn định giá cả. Với các yếu tố khác không đổi, muốn kiềm chế lạm phát gia tăng, NHTW có thể sử dụng chính sách nâng giá nội tệ (tức tác động làm cho tỷ giá giảm); muốn kích thích lạm phát gia tăng, NHTW có thể sử dụng chính sách phá giá nội tệ (tức tác động làm cho tỷ giá tăng); muốn duy trì giá cả ổn định NHTW phải sử dụng chính sách tỷ giá ổn định và cân bằng.

b/ Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công ăn việc làm của chính sách tỷ giá
Khi các yếu tố khác không đổi, với chính sách phá giá nội tệ sẽ làm cho:

– Kích thích tăng trưởng xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, trực tiếp làm tăng thu nhập quốc dân và tăng công ăn việc làm.

Y = C + I + G + X – M

Phá giá nội tệ làm cho xuất khẩu X tăng và nhập khẩu M giảm, do đó tác dụng làm tăng trực tiếp thu nhập quốc dân Y.

– Phá giá nội tệ làm cho những ngành sản xuất không sử dụng (hoặc sử dụng ít) đầu vào là hàng nhập khẩu sẽ tăng được lợi thế cạnh tranh về giá so với hàng hoá nhập khẩu, từ đó mở rộng được sản xuất, tăng thu nhập và tạo thêm công ăn việc làm mới.

Tuy nhiên, để có được một cuộc phá giá thành công, thì trong nền kinh tế phải có sẵn điều kiện cần thiết như năng lực sản xuất và thị trường cho hàng xuất khẩu, năng lực sản xuất hàng hoá thay thế nhập khẩu, đồng thời để tránh vòng xoáy của “phá giá – lạm phát và lạm phát – phá giá”, thì phải áp dụng một chính sách thắt chặt tiền tệ và một quỹ dự trữ ngoại tệ đủ mạnh để can thiệp trong thời gian đầu.

Ngược lại, với các yếu tố khác không đổi, khi nâng giá nội tệ sẽ tác động làm giảm tăng trưởng kinh tế và gia tăng thất nghiệp.

Qua phân tích cho thấy, chính sách tỷ giá có thể được sử dụng như một công cụ nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế và tăng công ăn việc làm. Với các yếu tố khác không đổi, muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cần áp dụng chính sách phá giá nội tệ; ngược lại muốn kiềm chế và giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế thì áp dụng chính sách nâng giá nội tệ.

Nguồn : https://luanvan1080.com/khai-niem-mu...ch-ty-gia.html