Đặc điểm của hệ thống Nông lâm kết hợp phù hợp bao gồm :
1. Có sức sản xuất cao;
2. Mang tính bền vững;
3. Mức độ chấp nhận của nông dân

1. Có sức sản xuất cao
– Sản xuất các lợi ích trực tiếp như lương thực, thức ăn gia súc, chất đốt, sợi, gỗ, cột và xây dựng, các sản phẩm khác như mủ, nhựa, dầu thực vật, thuốc trị bệnh thực vật…

tham khảo thêm các bài viết sau:
+ dich vu viet luan van thac si
+ viết luận văn thuê bằng tiếng anh
+ viết essay

– Sản xuất các lợi gián tiếp hay “dịch vụ” như bảo tồn đất và nước (xói mòn đất, vật liệu tủ đất,…) cải tạo độ phì của đất (phân hữu cơ, phân xanh, bơm dưỡng chất từ tầng đất sâu, phân huỷ và chuyển hoá dưỡng chất), cải thiện điều kiện tiểu khí hậu (băng phòng hộ, che bóng) làm hàng cây xanh, …

– Gia tăng thu nhập của nông dân [97].

2. Mang tính bền vững
– Áp dụng các chiến thuật bảo tồn đất và nước để đảm bảo sức sản xuất lâu dài.

– Đòi hỏi có vài hình thức hỗ trợ trong kỹ thuật chuyển giao để đảm bảo sự tiếp nhận các kỹ thuật bảo tồn đặc biệt đối với các nông dân đang ở mức canh tác tự cung tự cấp (thí dụ các động cơ về quyền sử dụng, canh tác trên đất, các hỗ trợ về kỹ thuật và tín dụng … [97]

3. Mức độ chấp nhận của nông dân
– Kỹ thuật phải phù hợp với văn hoá bản sắc của mỗi dân tộc chấp nhận được (tương thích với phong tục, tập quán, tín ngưỡng của nông dân).

– Để đảm bảo sự chấp nhận cao, nông dân phải được tham gia trực tiếp vào lập kế hoạch, thiết kế và thực hiện các hệ thống NLKH [27], [93], [97].