1.3.1. Quy hoạch
Quy hoạch là công cụ rất quan trọng, nó định hướng dài hạn và đảm bảo sự đồng bộ trong phát triển dài hạn. Xây dựng quy hoạch và thực hiện tốt quy hoạch sẽ khắc phục được tình trạng lộn xộn, tự phát, tùy tiện, chắp vá, lãng phí trong quá trình phát triển do phải khắc phục hậu quả và làm đi làm lại nhiều lần. Quy hoạch lại là cơ sở để xây dựng kế hoạch, do vậy cần phải xây dựng quy hoạch có tính khả thi và chất lượng cao, đảm bảo khả năng pháp triển dài hạn trong tương lai.

Tham khảo thêm các bài viết sau:
+ làm thuê luận văn
+ cách làm assignment
+ nhận làm luận văn tiếng anh

Bản chất của khu công nghiệp chính là tổ chức sản xuất công nghiệp trên lãnh thổ được thực hiện gắn liền với quá trình tăng cường tích tụ, tập trung sản xuất theo lãnh thổ. Do vậy quy hoạch khu công nghiệp cần gắn với quy hoạch phát triển công nghiệp và cũng là một bộ phận trong hệ thống các qui hoạch ngành và lĩnh vực trên vùng lãnh thổ. Thực chất của việc xây dựng qui hoạch phát triển khu công nghiệp đó là luận chứng phát triển và tổ chức lãnh thổ sản xuất công nghiệp.

Quy hoạch phát triển khu công nghiệp phải tính đến các quan hệ liên ngành và liên vùng theo tinh thần phát triển sản xuất hàng hóa, mở rộng giao lưu trao đổi hàng hóa giữa các vùng và các ngành kinh tế. Quy hoạch phải đánh giá đúng các nguồn lực và lợi thế của vùng; xác định có luận cứ khoa học định hướng phát triển công nghiệp trên vùng lãnh thổ và khu công nghiệpkhu công nghiệp gắn với nhu cầu thị trường, khai thác có hiệu quả và lợi thế của vùng lãnh thổ. Quy hoạch cần được kịp thời điều chỉnh phù hợp với sự thay đổi của các điều kiện phát triển…

Qui hoạch phát triển khu công nghiệp là sự cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và chiến lược phát triển công nghiệp của đất nước, là căn cứ quan trọng để xây dựng các giải pháp chính sách phù hợp với điều kiện từng vùng lãnh thổ. Như vậy khi phát triển KCN cần quan tâm đến quy hoạch ngành công nghiệp, quy hoạch lãnh thổ và gắn với quy hoạch quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của từng địa phương. Quy hoạch phát triển khu công nghiệp cần phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của từng địa phương, nhằm đảm bảo sự phát triển của khu công nghiệp đúng định hướng và mục tiêu phát triển của địa phương trong từng giai đoạn.

Việc lựa chọn địa điểm xây dựng các khu công nghiệp đồng bộ phải phù hợp và có sự ăn khớp, thống nhất giữa quy hoạch tổng thể với quy hoạch ngành công nghiệp, quy hoạch các vùng; giữa quy hoạch phát triển ngành công nghiệp, quy hoạch phát triển vùng, quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của từng địa phương với quy hoạch nông thôn, đô thị cũng như quy hoạch mạng lưới giao thông vận tải, quy hoạch khu dân cư; giữa quy hoạch KCN với quy hoạch vùng nguyên liệu, quy hoạch sử dụng đất…

Quy hoạch và phân bố KCN hợp lý sẽ khai thác triệt để lợi thế so sánh và đặc thù của từng vùng lãnh thổ; phát huy sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sẵn có của địa phương đồng thời đảm bảo được tính đồng đều, hợp lý của toàn ngành công nghiệp trong phạm vi quốc gia hoặc liên vùng. Việc phát triển các KCN phù hợp với quy hoạch sẽ thúc đẩy các vùng phát huy được lợi thế của mình để phát triển theo cơ cấu kinh tế mở, gắn với thị trường trong và ngoài nước; các vùng kinh tế trọng điểm phát huy được vai trò đầu tàu phát triển nhanh theo hướng chuyển dần sang các ngành công nghiệp mũi nhọn, các ngành công nghiệp với công nghệ và kỹ thuật cao, công nghiệp có giá trị gia tăng cao để lôi kéo các vùng khác phát triển theo như:

– Đối với các vùng có lợi thế trữ về lượng khoáng sản dồi dào có thể phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản;

– Đối với các vùng có nhiều cây công nghiệp và rừng trồng nguyên liệu có thể phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản như giấy, chè, đồ mộc, thực phẩm, đồ uống… ;

– Đối với khu vực ven biển, có lợi thế về bờ biển dài, có cảng nước sâu có thể phát triển công nghiệp chế biến thủy sản, đóng tàu, cơ khí chế tạo …

– Đối với các vùng có lợi thế về đội ngũ cán bộ và công nhân kỹ thuật lành nghề hơn hẳn các vùng khác, là nơi hội tụ, giao lưu kinh tế lớn của cả nước có thể tập trung phát triển ngành cơ khí (cơ khí chế tạo, thiết bị điện, các phương tiện vận tải…), các ngành kỹ thuật công nghệ cao như ngành điện tử, công nghệ thông tin, …

Quy hoạch xây dựng trong từng KCN cần quan tâm bố trí, phân khu chức năng hợp lý đảm bảo hệ số sử dụng đất công nghiệp và các tiêu chuẩn kỹ thuật. Hệ thống đường giao thông, cấp điện, cấp thoát nước, thông tin viễn thông, phòng cháy chữa cháy.. trong nội khu đảm bảo phát triển phù hợp với quá trình thay đổi dần theo nhu cầu tầng cao, đồng nhất trong công trình kiến trúc và phù hợp với đặc thù ngành công nghiệp.

1.3.2. Vị trí địa lý, quy mô của khu công nghiệp
KCN có được nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí thì khả năng thành công là rất cao và ngược lại nếu không đáp ứng được các yêu cầu trên thì sẽ rất khó khăn trong quá trình hình thành, phát triển và thu hút đầu tư và hiệu quả đầu tư phát triển KCN sẽ thấp và rất dễ thất bại.

– KCN được xây dựng ở vị trí cách biệt với khu dân cư nhưng đảm bảo thuận lợi trong việc đi lại sẽ tránh được những tác động, ảnh hưởng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của KCN đối với dân cư;

– KCN cần được bố trí khoảng cách hợp lý với các khu đô thị, trung tâm văn hóa, xã hội và thuận lợi cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng như gần các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, hàng không, cảng biển; hệ thống thông tin, viễn thông và nguồn điện, nguồn nước công nghiệp được cung cấp đầy đủ; điều kiện về nguồn nguyên liệu và nhân lực dồi dào … những điểm trên phải được xem xét trên khía cạnh hiện tại và sự duy trì khả năng ấy trong tương lai. Đây là một trong những yếu tố quyết định sự thành công và phát triển của KCN và giúp các nhà đầu tư giảm thiểu chi phí, tăng khả năng lưu thông của sản phẩm, hàng hóa, nguyên vật liệu giảm bớt thời gian vận chuyển trên đường và tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa, thành phẩm sản xuất ra.

– Quy mô đất của KCN cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thành công của các KCN đồng bộ, quy mô này phụ thuộc vào các yếu tố như vị trí đặt KCN ở khu vực thành thị, vùng kinh tế trọng điểm, các thành phố lớn hay ở địa bàn tỉnh hoặc gần cảng biển; phụ thuộc vào tính chất ngành nghề công nghiệp, phụ thuộc vào mục tiêu thu hút nhà đầu tư trong hay ngoài nước …. Tuy nhiên cần tính toán và dự báo quy mô KCN hợp lý đảm bảo khai thác hiệu quả trong thời gian hiện tại và phát triển trong tương lai.