Hợp đồng gia công hàng xuất khẩu là sự thỏa thuận giữa hai bên đặt gia công và nhận gia công. Trong đó, bên đặt gia công là một cá nhân hay một tổ chức kinh doanh ở nước ngoài. Còn bên nhận gia công Việt Nam được hiểu: Thương nhân Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế được phép nhận gia công cho các thương nhân nước ngoài, không hạn chế số lượng, chủng loại hàng gia công. Đối với hàng gia công thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu và tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu, thương nhân chỉ được ký hợp đồng sau khi có sự chấp nhận bằng văn bản của Bộ Công Thương.

Tham khảo thêm các dịch vụ của chúng tôi:
+ làm thuê luận văn cao học
+ lam assignment thue
+ viết bài tiểu luận


Thông thường hợp đồng gia công hàng hóa xuất khẩu có những quy định sau:
– Loại hàng gia công.

– Nguyên phụ liệu, định mức của chúng.

– Thời gian, phương thức cung cấp, giao nhận nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị.

– Đào tạo nhân công.

– Thời gian, phương thức giao nhận sản phẩm.

– Tiền gia công và phương thức thanh toán.

– Các quyền lợi và nghĩa vụ khác của các bên.

Theo điều 12 Nghị định 57 CP quy định: Hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản và bao gồm các điều khoản sau :

– Tên, địa chỉ của các bên ký hợp đồng;

– Tên, số lượng sản phẩm gia công;

– Giá gia công;

– Thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán;

– Danh mục, số lượng, trị giá nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu và nguyên liệu, phụ liệu, vật tư sản xuất trong nước (nếu có) để gia công; định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư; định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu trong gia công;

– Danh mục và trị giá máy móc thiết bị cho thuê, cho mượn hoặc tặng cho để phục vụ gia công (nếu có);

– Biện pháp xử lý phế liệu, phế thải và nguyên tắc xử lý máy móc, thiết bị thuê mượn, nguyên liệu, phụ liệu vật tư dư thừa sau khi kết thức hợp đồng gia công.

– Địa điểm và thời gian giao hàng;

– Nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi xuất xứ hàng hoá;

– Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.