Các khoản vốn được sử dụng để đầu tư, bao gồm: vốn chủ sở hữu; vốn có thể sử dụng trên nguồn phí bảo hiểm thu được (tồn tại dưới hình thức các quỹ dự phòng nghiệp vụ) và các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật [22][30]. Ngày nay trong hoạt động của ngành bảo hiểm trên thế giới, người ta có xu hướng đưa ra một phương thức tích hợp cho yêu cầu về dự phòng bảo hiểm và yêu cầu về vốn chủ sở hữu. Từ đó tạo lập nguồn vốn đầu tư đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm trên hai khía cạnh: kinh doanh bảo hiểm và đầu tư trên thị trường. Quan điểm tích hợp hai yếu tố trên xuất phát từ tính tương hỗ lẫn nhau của hai hoạt động kinh doanh và đầu tư

Tham khảo thêm các dịch vụ của Luận Văn 1080:

+ giá viết thuê luận văn thạc sĩ
+ thuê làm chuyên đề

Theo lý thuyết tài chính hiện đại, cơ cấu vốn của một doanh nghiệp (tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu) sẽ phụ thuộc vào đặc thù của doanh nghiệp và ngành hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động theo nguyên tắc doanh thu có trước, chi trả và bồi thường xuất hiện sau. Vì vậy, khoản nợ của doanh nghiệp bảo hiểm nằm trong doanh thu phí bảo hiểm và hầu như các doanh nghiệp bảo hiểm không thực hiện vay nợ như các DN khác; nợ của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ gắn liền với các yêu cầu về chi trả, bồi thường cuối mỗi năm tài chính. Do đó, đây là những khoản nợ ngắn hạn. Những khoản nợ này gắn liền với rủi ro của các loại HĐBH nên giá trị của chúng có sự biến động rõ rệt. Theo kinh tế học tài chính, giá trị này là giá trị thị trường của những khoản nợ tại mỗi thời điểm. Trong trường hợp này, giá trị sổ sách của khoản nợ không xác định theo nguyên tắc thông thường mà được ghi nhận tương đương với giá trị của quỹ dự phòng. Cuối mỗi kỳ doanh nghiệp bảo hiểm phải trả một khoản tương ứng giá trị thị trường của khoản nợ. Trong đó, đã ngầm định bao gồm cả lãi vay. Chí phí vốn nợ này là chi phí ẩn giống như chi phí vốn chủ sở hữu và không cố định như chi phí nợ thông thường, vì nó phụ thuộc vào rủi ro của các HĐBH và có sự biến động lớn. Chính vì vậy, trong nguyên tắc tính toán dự phòng kỹ thuật, người ta đã ước tính khoản nợ lớn nhất cộng với một biên rủi ro để hình thành nên mức dự phòng.

Các phân tích trên cho thấy, để đảm bảo khả năng thanh toán của các doanh nghiệp bảo hiểm thì vốn chủ sở hữu luôn phải đảm bảo theo một tỷ lệ nhất định đối với giá trị thị trường của các khoản nợ nói trên. Do đó, trong cấu trúc vốn của các doanh nghiệp bảo hiểm tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu sẽ mang tính đặc thù. Khảo sát trên thị trường bảo hiểm thế giới cho thấy các tỷ lệ trung bình của nợ trên vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tại Mỹ là 19.3%, tại Châu Âu là 23,64%, tại Trung Quốc là 19.72% [86].

Vì hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ liên quan đến những đặc thù riêng biệt của các hoạt động kinh tế trong những lĩnh vực khác nhau nên việc chia sẻ rủi ro giữa các HĐBH để đảm bảo cân bằng (theo luật số lớn) sẽ có khả năng đạt được thấp hơn so với các HĐBH nhân thọ. Như vậy, trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ thì tỷ lệ vốn chủ sở hữu sẽ lớn hơn tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Quan sát các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại Mỹ thì tỷ lệ trung bình của nợ trên vốn chủ sở hữu là 69.08%; tại Châu Âu là 55.68%; tại Trung Quốc là 45.73% [86]. Như vậy, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở các nước có thị trường bảo hiểm phát triển trên thế giới cao gấp khoảng 5 lần so với nợ trong khi vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ gấp khoảng 1.5 – 2 lần so với nợ.