Bước vào năm 2018, một số doanh nghiệp đã bắt đầu chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử trong giao dịch với khách hàng. Tuy nhiên, không phải bên mua hóa đơn nào cũng có thể nhanh chóng nắm bắt những khác biệt của hóa đơn điện tử (được in ra) so với hóa đơn giấy. Bài viết sau đây của MiTAX™ sẽ giúp bạn có được một số thông tin hữu ích để dễ dàng phân biệt hai loại hóa đơn này, phục vụ cho việc ghi nhận, sắp xếp và lưu trữ giấy tờ.

Những khác biệt cơ bản giữa hóa đơn giấy và hóa đơn điện tử

Từ “điện tử” xuất hiện trong hóa đơn điện tử cũng bộc lộ phần nào sự khác biệt cơ bản giữa hai loại hóa đơn kiểu truyền thống như hóa đơn giấy và hóa đơn điện tử của thời đại kỹ thuật số. Việc áp dụng công nghệ thông tin vào công tác khởi tạo, lập, xử lý, gởi nhận và lưu trữ hóa đơn bằng phương tiện điện tử đã hình thành nên hóa đơn điện tử. Và hóa đơn này sẽ do doanh nghiệp phát hành hóa đơn (chính là bên bán) khởi tạo … và bên mua (bên khách hàng) sẽ nhận và có những xử lý tiếp theo.

Hóa đơn giấy theo kiểu truyền thống được sử dụng cho đến tận bây giờ với những thông tin theo mẫu nhất định, và bên bán sẽ điền tay thông tin liên quan đến bên mua và thông tin giao dịch.

Hóa đơn điện tử dễ sử dụng và tiện lợi cho doanh nghiệp rất nhiều.

Cách nhận diện hóa đơn điện tử (được in ra giấy).

Sẽ có những khác biệt cơ bản giữa hóa đơn điện tử được in ra giấy và hóa đơn giấy thông thường. Bạn có thể phân biệt chúng hoàn toàn bằng mắt qua những đặc điểm sau:
1. Sự khác biệt về “số liên”:
Nếu như hóa đơn giấy có trường “liên” phục vụ cho việc lưu trữ của bên bán, bên mua … thì hóa đơn điện tử không có trường liên.
2. Sự khác biệt về “ký hiệu trên hóa đơn”:
Đối với hóa đơn giấy, chữ “P” (đại diện cho Paper) được dùng làm ký hiệu trên hóa đơn này. Còn đối với hóa đơn điện tử thì chữ được dùng làm ký hiệu là chữ “E” (đại diện cho Electronic)
3. Sự khác biệt về trường “hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử”:
Chắc chắn một điều rằng chỉ có hóa đơn điện tử mới có trường thông tin “Hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử” khi hóa đơn điện tử được chuyển sang bản giấy. Trường thông tin này hoàn toàn không có trên hóa đơn giấy.
4. Sự khác biệt về “chữ ký”:
Nếu như chữ ký trên hóa đơn giấy được ký bằng tay (chữ ký sống) thì chữ ký được sử dụng trong hóa đơn điện tử chính là chữ ký số đã được doanh nghiệp đăng ký sử dụng.

Như vậy, với một số thông tin trên, bạn đã có thể phân biệt được đâu là hóa đơn giấy và đâu là hóa đơn điện tử được chuyển sang bản giấy. Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử vẫn đảm bảo tính pháp lý về nội dung theo Thông tư 32 về hóa đơn điện tử.

Để bắt đầu sử dụng hóa đơn điện tử, hãy liên hệ tổng đài hỗ trợ giải pháp MiTAX™ chúng tôi - một giải pháp Hóa đơn điện tử giá trị gia tăng của trung tâm Điện toán Đám mây thuộc Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ MITEK.
Số hotline 19001238 và website http://mitax.vn luôn chào đón bạn. Đội ngũ nhân viên MiTAX™ sẵn sàng hỗ trợ giải đáp thắc mắc, tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật 24/7 về hóa đơn điện tử.